| Hotline: 0983.970.780

Chất lượng nước trên hệ thống thuỷ lợi Tả Trạch đảm bảo sản xuất nông nghiệp

Thứ Sáu 07/05/2021 , 08:12 (GMT+7)

Đây là nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin ngày 6/5 về giám sát chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thống thuỷ lợi Tả Trạch phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thống thuỷ lợi Tả Trạch phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo bản tin giám sát chất lượng nước hồ Tả Trạch và khu vực hạ du, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp cho khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên cho thấy, các mẫu quan trắc chất lượng nước tại hệ thống Tả Trạch gồm 17 điểm quan trắc và 14 chỉ tiêu phân tích nước, chất lượng nước tại hầu hết các vị trí quan trắc tốt và đảm bảo chất lượng, chỉ riêng vị trí cống Phú Cam (cống Thầy Niệm) (VT5) chất lượng nước kém hơn so với các vị trí quan trắc khác (được đánh giá ở mức trung bình).

Đặc biệt tại cống Phú Cam có chỉ tiêu BOD5, PO43- và NO2 - vượt giới hạn cho phép tương ứng 1,15 lần; 1,62 lần và 1,16 lần. Tuy nhiên vẫn đảm bảo lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Còn độ mặn quan trắc tại 2 vị trí là đập Thảo Long (VT9) và Cống Quan (VT17) cho thấy, tại cống Quan độ mặn ở phía thượng lưu đập là 0‰ nên các trạm bơm hoặc cống lấy nước ở phía thượng lưu có thể lấy nước để tưới lúa. Tại đập Thảo Long, độ mặn phía thượng lưu đập là 0‰ nên các trạm bơm hoặc cống lấy nước ở phía thượng lưu có thể lấy nước để tưới lúa.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên khuyến cáo, lúa trong khu vực có một số nơi hiện đang trong giai đoạn thu hoạch (gần trạm bơm Thủy Châu) và một vài khu vực đang trong giai đoạn chín (gần trạm bơm Thủy Phù) chuẩn bị thu hoạch. Do đó trong quá trình lấy nước từ các trạm bơm để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế cần có các biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm. Đồng thời cần giám sát chặt chẽ nguồn nước xả thải từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.