| Hotline: 0983.970.780

Châu Âu cũng 'khát' đậu nành

Thứ Hai 09/09/2019 , 14:44 (GMT+7)

EU mỗi năm nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn đạm thực vật, trong đó chủ yếu là protein từ đậu nành, quy khô khoảng 30 triệu tấn hạt.

Theo AFP, hiện liên minh châu Âu (EU) là nhà nhập khẩu đậu nành lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, với khoảng 100 triệu tấn/năm chủ yếu nhập từ Brazil, nơi nông dân liên tục lấn chiếm rừng tự nhiên để mở rộng diện tích loại nông sản chủ lực này.

Thu hoạch đậu tương bằng máy gặt đập liên hợp ở Brazil

Theo các nhà quan sát, điều này lý giải vì sao khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng chỉ trích Brazil  thiếu trách nhiệm với thảm họa cháy rừng Amazon thì người đồng cấp Jair Bolsonaro cũng lớn tiếng đáp trả gây nên căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.

Sản lượng đậu nành thế giới các năm 1996-2004-2012 và dự báo đến năm 2050 (đơn vị triệu tấn) 

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 26/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thừa nhận nước Pháp và EU có một phần trách nhiệm với nạn cháy rừng ở Brazil, do nhu cầu nhập khẩu đậu nành để phục vụ ngành chăn nuôi.

Theo các chuyên gia thị trường, nhìn chung châu Âu khá phụ thuộc vào mặt hàng đậu nành của Brazil. Vào thời điểm trước khi nổ ra thương chiến Mỹ - Trung, hơn 58% lượng đậu nành nhập khẩu của EU là từ Brazil, phần còn lại là Mỹ (18%) và Canada (11%). Pháp là quốc gia nhập khẩu đậu nành Brazil lớn thứ 8 thế giới và là nước đứng thứ ba trong khổi EU nhập nhiều đậu tương của nước này.

Tính toán lượng tiêu thụ đậu nành trung bình để tạo ra mỗi kg sản phẩm thịt (lợn-gà-bò-trứng)

Ngay từ năm 2015, Pháp đã lên kế hoạch tăng diện tích đậu nành từ 150.000 ha (tương đương 1.500 cây số vuông) lên 250.000 ha. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo không nên tính tới chuyện tự túc 100% nguồn protein thực vật, bởi để thay thế lượng đậu nành nhập khẩu khoảng 3,5 triệu tấn/năm thì nước này phải cần thêm 11.980 km² diện tích canh tác nữa. Điều này là hoàn toàn không khả thi.

Hiện chính phủ Pháp đề ra mục tiêu là giảm sự phụ thuộc của ngành chăn nuôi vào nguồn đạm thực vật nhập khẩu xuống còn 45% so với tỉ lệ trung bình của EU là 70%.

Một trong các giải pháp quan trọng khác cần tính đến là giảm lượng tiêu thụ thịt các loại, để giảm lượng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Các tính toán chỉ ra rằng, nếu bớt ăn thịt một con gà được nuôi tại Pháp hoặc châu Âu bằng đậu nành nhập khẩu, thì sẽ đồng nghĩa là góp phần giảm bớt nạn phá rừng tại Brazil.

(AFP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.