Đậu nành hiện cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của quốc gia Nam Mỹ. Brazil hiện đã vượt qua Mỹ, trở thành nhà xuất khẩu đậu nành (đậu tương) số 1 thế giới.
Đậu tương là ngành hàng sản xuất quan trọng tại Brazil |
Theo Bộ Kinh tế Brazil, năm 2018 nước này xuất khẩu đạt con số kỷ lục 83,3 triệu tấn, vượt 22,2% so với năm 2017.
Trung Quốc nhiều năm qua đã trở thành đối tác nhập khẩu lớn nhất đậu tương của Brazil để phục vụ cho ngành công nghiệp chăn nuôi khổng lồ tại quốc gia gần 1,4 tỷ người.
Trong đó, tính đến trước thời điểm bùng phát dịch tả lợn châu Phi (AFS) đàn lợn ở Trung Quốc với khoảng 500 triệu con, chiếm phân nửa tổng đàn thế giới.
Dịch bệnh AFS kéo dài hơn một năm qua đã buộc Trung Quốc phải chuyển đổi quy mô và hình thức sản xuất. Tuy nhiên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản là không đổi.
Nhất là kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, quốc gia sản xuất và xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới lại càng khiến Brazil có lý do để thay thế Mỹ trở thành nguồn cung cấp đậu tương số một của Trung Quốc.
Biểu đồ sản lượng và thị trường xuất khẩu của nhóm các nước sản xuất đậu tương lớn niên vụ 2013-14 |
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Viện Công nghệ Đức (KIT) công bố hồi đầu tháng 3/2019 ước tính, có khoảng 13 triệu ha (50.000 km²) diện tích rừng Amazon đã bị triệt hạ để cung cấp đậu tương cho thị trường Trung Quốc.
Trong vòng hơn một thập kỷ vừa qua, tính đến trước khi nổ ra thương chiến Mỹ- Trung, nhu cầu nhập khẩu đậu nành của Brazil đối với Trung Quốc liên tục tăng. Đặc biệt là kể từ đầu năm đến nay, số lượng các vụ cháy rừng ở Brazil đã tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng ngàn ha rừng nhiệt đới Amazon đã bị đốn hạ nhường chỗ cho cây đậu tương |
Tính riêng trong tháng 8 này, số vụ cháy rừng thuộc Amazon đã tăng gần gấp bốn lần, rơi đúng vào thời điểm xuống giống đậu nành ở Brazil, với sản lượng dự kiến sẽ tăng 2,3%, tương đương 36,7 triệu ha.
Ngành sản xuất đậu nành ở Brazil phát triển mạnh kể từ những năm 1970 vào thời kỳ cách mạng Xanh lần thứ nhất. Đậu nành là cây trồng chủ yếu tại Brazil vừa để phục vụ nhu cầu xuất khẩu, vừa phục vụ chăn nuôi trong nước.
Loại cây trồng này cũng là biểu tượng của ngành chăn nuôi bò của Brazil, quốc gia xuất khẩu thịt bò đứng số 1 thế giới, với 1,6 triệu tấn năm 2018. Trong vòng 20 năm vừa qua, xuất khẩu thịt bò Brazil đã tăng gấp 10 lần cả về lượng cũng như về giá trị.
|