| Hotline: 0983.970.780

Chỉ còn Hà Nội chưa lấy đủ nước gieo cấy vụ đông xuân

Thứ Năm 20/02/2020 , 16:57 (GMT+7)

Tổng cục Thủy lợi vừa kiểm tra việc cấp nước vụ đông xuân tại Hà Nội – địa phương lấy nước chậm nhất trong số 12 tỉnh, thành Trung du và đồng bằng Bắc bộ.

Trạm bơm Phù Sa đang vận hành để cấp nước đổ ải cho các diện tích còn lại. Ảnh: Minh Phúc.

Trạm bơm Phù Sa đang vận hành để cấp nước đổ ải cho các diện tích còn lại. Ảnh: Minh Phúc.

Kết quả thống kê của Tổng cục Thủy lợi đến ngày 20/2 cho thấy, dòng chảy hạ du hệ thống sông Hồng được duy trì ở mức đảm bảo cho các trạm bơm dã chiến thuộc TP Hà Nội hoạt động hiệu quả.

Tính đến 17h ngày 19/2, tổng diện tích canh tác vụ xuân 2020 của toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có nước khoảng 526.000ha, đạt khoảng 99% kế hoạch gieo cấy.

Phần diện tích chưa đủ nước khoảng hơn 4.000ha chủ yếu thuộc vùng phụ trách cấp nước của Trạm bơm dã chiến Phù Sa và Trạm bơm dã chiến Xuân Phú (Hà Nội). Các trạm bơm này đang tiếp tục vận hành công trình lấy nước.

Ông Đào Quang Khải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội, cho biết, với tiến độ lấy nước như hiện nay, khi kết thúc đợt 3 xả nước đổ ải vụ đông xuân thì Hà Nội sẽ lấy đủ nước theo kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, đến ngày 21/2 Hà Nội cơ bản lấy đủ nước sản xuất vụ đông xuân. Tuy nhiên, TP Hà Nội kiến nghị các ngày sau đó cần duy trì mực nước sông Hồng tại Sơn Tây từ 1,3m trở lên. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, đến ngày 21/2 Hà Nội cơ bản lấy đủ nước sản xuất vụ đông xuân. Tuy nhiên, TP Hà Nội kiến nghị các ngày sau đó cần duy trì mực nước sông Hồng tại Sơn Tây từ 1,3m trở lên. Ảnh: Minh Phúc.

Để bảo đảm tiến độ lấy nước vụ xuân 2020, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội tiếp tục tổ chức vận hành tối đa công trình thủy lợi hiện có để khẩn trương lấy nước; bảo đảm không phát sinh yêu cầu nguồn nước bổ sung phục vụ gieo cấy sau thời gian lấy nước trong đợt 3.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường vận động, hướng dẫn người dân phối hợp với đơn vị khai thác công trình thủy lợi tổ chức lấy nước để tích trữ vào hệ thống kênh mương, ao, hồ, vùng trũng... Đồng thời, thực hiện các biện pháp giữ nước trên đồng ruộng, gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm chống thất thoát, lãng phí nước và tiết kiệm nước tưới dưỡng.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.