| Hotline: 0983.970.780

Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Quá hay nhưng khó nhân rộng

Thứ Sáu 25/06/2010 , 10:11 (GMT+7)

Vừa qua tại Hà Nội, Bộ NN- PTNT đã tổ chức hội nghị Katoomba khu vực Đông Nam Á cùng chia sẻ kinh nghiệm với các nước về thị trường và những cơ hội mới liên quan tới chi trả dịch vụ môi trường (EPS).

Vừa qua tại Hà Nội, Bộ NN- PTNT đã tổ chức hội nghị Katoomba khu vực Đông Nam Á cùng chia sẻ kinh nghiệm với các nước về thị trường và những cơ hội mới liên quan tới chi trả dịch vụ môi trường (EPS).

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở ĐNA chi trả các dịch vụ môi trường. Từ đầu năm 2008, Bộ NN- PTNT đã xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong ngành lâm nghiệp và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm thí điểm tại hai tỉnh Lâm Đồng, Sơn La. Kết quả sau 2 năm đã thu được 65 tỉ đồng từ các DN khai thác nguồn lợi từ rừng, số tiền này trả cho hơn 8.000 hộ dân nghèo để bảo vệ trên 250.000 ha rừng. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo thêm một nguồn thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống của người dân và góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng làm rẫy.

 Việc thực hiện thành công mô hình tại 2 tỉnh đã khẳng định chính sách này là hướng đi đúng cần nhân rộng. Tuy nhiên, việc nhân rộng không dễ dàng do gặp phải những khó khăn như việc phân chia lợi ích giữa các bên liên quan thu được từ người mua dịch vụ, mỗi khu rừng cung cấp chất lượng dịch vụ khác nhau. Ngoài ra, nguồn thu dịch vụ mới chỉ tập trung vào các công trình thủy điện cộng thêm từ các Khu du lịch sinh thái đang khai thác nguồn lợi từ rừng nên quĩ còn hạn hẹp. Rồi quy mô thực hiện, cơ chế giám sát để bảo đảm phân phối hiệu quả các dịch vụ, đảm bảo chi trả bền vững cũng còn nhiều ý kiến khác nhau…

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:

Chính sách môi trường rừng đã tạo ra định hướng đổi mới quan trọng ở Việt Nam. Để chính sách này có thể triển khai rộng trên cả nước, Chính phủ đã giao cho Bộ NN- PTNT chủ trì xây dựng Nghị định. Dự kiến vào đầu quý III năm 2010, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định này.

Bà Kerry Ten Kate, GĐ Chương trình kinh doanh và bồi hoàn đa dạng sinh học quốc tế cho rằng nhiều hoạt động SX đang tác động xấu đến môi trường như xây dựng đường sá, đập, mỏ than, mỏ dầu, khí gas...Do đó các DN khi tiến hành các hoạt động này phải có trách nhiệm bồi hoàn đa dạng sinh học, đặc biệt là các DN ngành thủy điện và khai khoáng. Theo Bộ Công thương, hiện Việt Nam có 1.020 dự án thủy điện được phê duyệt tại 36 tỉnh, trong đó chỉ có 138 dự án lớn Chính phủ trực tiếp quản lý, còn lại là các dự án vừa và nhỏ điạ phương quản lý. Nhiều dự án không được phê duyệt và vận hành theo đúng quy định pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường dẫn tới hàng trăm ngàn ha rừng bị phá bỏ.

Bên cạnh đó, khai thác khoáng sản đang chiếm dụng tới 41.000 ha trên tổng số 5.000 điểm mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động và hầu hết đều phân bố ở những nơi có tài nguyên sinh học rất cao. Vậy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đang hưởng lợi từ các dự án thủy điện vừa và nhỏ, mỏ khoáng sản đối với môi trường ở đâu? TS Phạm Anh Cường, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường cho biết lâu nay khi lâp dự án xây dựng NM, khai thác khoáng sản chúng ta chưa có cơ chế đòi hỏi các dự án đó phải bồi hoàn giá trị ĐDSH. Hầu hết các quy hoạch, kế hoạch chỉ quan tâm đến mục tiêu KTXH.

Để khai thác bền vững, thì trong mỗi hoạt động kinh tế, khi lập dự án tiền khả thi phải nghiên cứu xem những giá trị sinh học nào, đếm và phân loại số loài động thực vật và khi triển khai dự án cần trồng một diện tích đất rộng tương đương và di chuyển các loài động vật cũ về đó. Hoặc đối với khai thác khoáng sản, sau khi khai thác xong phải trồng rừng, gây nuôi trả lại rừng tất cả những loài sinh vật để trả lại nguyên trạng môi trường. Các DN, cơ quan chủ dự án tiến hành bồi hoàn có thể dành ra một số tiền để thuê các tổ chức dịch vụ có chuyên môn, chính quyền và nhân dân địa phương để tiến hành bồi hoàn.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.