| Hotline: 0983.970.780

Chinh phục rừng hoang

Thứ Tư 31/12/2014 , 08:05 (GMT+7)

Vào những ngày cuối năm chúng tôi có chuyến lên xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), xã biên giới "về đích" nông thôn mới trước thời hạn 1 năm. 

Chúng tôi được cán bộ Hội Nông dân xã dẫn đi tham quan một số mô hình trang trại.

Điểm đầu tiên chúng tôi đến là trang trại của gia đình ông Trần Văn Sơn ở thôn Khe Năm (còn gọi là Eo Gió, Ngã Đôi). Trước mắt chúng tôi bốn phía rừng núi bao quanh, lọt thỏm ở giữa là một thung lũng trù phú bởi trang trại của ông rộng đến hơn 20 ha.

Ông Sơn cùng chúng tôi trèo lên trên một ngọn đồi cao nhìn xuống, cả bốn phía như những bức tranh thủy mạc. 

Ông chỉ tay lên phía cánh rừng bao la bạt ngàn gỗ quý, nói với chúng tôi, trên ấy là cả cánh rừng tái sinh rộng trên 20 ha nhận khoán, chăm sóc, bảo vệ tốt nên ước tính trữ lượng gỗ đạt từ 300 m3/ha trở lên, chủ yếu là các loại gỗ lim, dổi, de…

 Còn phía dưới là 3 hồ cá nước ngọt mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Phía bên trái trang trại là vườn cam giống V2 trĩu quả cũng cho thu nhập 300 triệu đồng/năm.

Rời vườn cam, ông Sơn dẫn chúng tôi đến tham quan khu vực nuôi lợn thương phẩm. Vừa đi ông Sơn vừa tâm sự, làm kinh tế chủ yếu là phải tính toán trước sau, phải nắm bắt được thời cuộc, dám nghĩ dám làm.

Bởi thế mà năm 2000, khi có tổng diện tích đất trong tay ông tận dụng hết thời gian bất chấp mưa nắng quyết tâm khai hoang phục hóa vùng đất đồi trọc để trồng rừng mang lại màu xanh cho quê hương đất nước.

Tính đến thời điểm này, ngoài số diện tích 20 ha rừng tái sinh, 1 ha ao cá và vườn cam, gia đình ông mạnh dạn liên kết với Cty CP đưa vào chăn nuôi 1.000 con lợn thương phẩm, mỗi năm xuất chuồng 2,5 lứa, sản lượng đạt 220 tấn. Ngoài ra ông còn nuôi gà thả đồi, hươu...

Sau khi tham quan mô hình chăn nuôi lợn, ông dẫn chúng tôi xem khu vực chuồng trại chuẩn bị nuôi đàn thỏ trên 1.000 con/lứa. Ông Sơn nói nuôi thỏ mỗi năm xuất chuồng 4 lứa sẽ cho lợi nhuận rất cao, chắc chắn sẽ thành công.

Chúng tôi hỏi có được cả một mô hình kinh tế tổng hợp lớn như thế, ông phải đầu tư bao nhiêu tiền để có được, ông trả lời, tính đến nay gia đình tôi đã đầu tư trên 5 tỷ đồng, nhưng nhờ có lợi nhuận cao nên đã trả bớt nợ ngân hàng.

Tạm biệt núi rừng Ngã Đôi, tôi thầm nghĩ, ở chốn thâm sơn cùng cốc vẫn có được những con người miệt mài sớm hôm làm giàu cho mình, cho người và cho cả đất nước như cựu chiến binh Trần Văn Sơn thì thật đáng kính trọng và khâm phục.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.