Cho lợn rừng ăn 'chè khổng lồ', lãi 300 triệu đồng mỗi năm
Chủ Nhật 24/05/2020 , 06:58 (GMT+7)
Tình cờ Huân được biết, nhiều trang trại đã cho lợn rừng ăn “chè khổng lồ” nên áp dụng. Nhờ đó, đàn lợn rừng của anh phát triển tốt, lãi ròng trên 300 triệu đồng/năm.
Chúng tôi đến tham quan trại nuôi lợn rừng Minh Huân của anh Bùi Văn Huân tại thôn Trúc, xã Điền Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Thời điểm này, anh Huân vừa xuất chuồng gần 30 con lợn thương phẩm. Trong chuồng nuôi chỉ còn lại 40 con lợn nái, nái hậu bị, lợn đực giống và lợn con. Thời điểm cao điểm, trang trại Minh Huân có đến 300 con lợn rừng thuần chủng Thái Lan.
Anh Huân cho hay, anh đã nhiều lần thất bại, có lúc tưởng chừng như không gượng dậy được vì dù có kinh nghiệm nuôi lợn rừng nhiều năm. Nguyên nhân chính là do lợn chậm lớn, hay bệnh tật.
Tuy nhiên, từ năm 2017, khi học được “bí kíp” cho lợn rừng ăn “chè khổng lồ”, sử dụng thức ăn như bã sắn, thức ăn xanh, cám gạo ủ lên men, tiêm phòng các loại vắc xin, tiêu độc khử trùng, rải vôi bột thường xuyên thì lợn phát triển tốt, ít bệnh tật.
Năm nay, giá lợn rừng thương phẩm giao động từ 130-150 nghìn đồng/kg hơi, khách đặt hàng trước hàng tháng trời nhưng anh vẫn không đủ để bán.
Tính ra, mỗi năm, anh Huân bán khoảng 100 con lợn giống; trên dưới 300 con lợn thương phẩm, thu về trên 600 triệu đồng. Theo anh Huân, trừ các chi phí, mỗi năm gia đình anh lãi trên 300 triệu đồng.
Một vài hình ảnh PV ghi lại tại trại nuôi lợn rừng Minh Huân.
NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.
Từng thất bại nặng nề trong giai đoạn đầu nuôi lợn nhưng chị Phạm Thị Hoài không nản chí, chính quyết tâm cao độ đã mang lại thành quả hết sức ngọt ngào.
TP.HCM Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam và Hội đồng Gia cầm thế giới cùng tham gia chương trình sử dụng kháng sinh đúng cách trong chăn nuôi gia cầm.
Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.
Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.
Từ ngày 10/12 đến nay Bình Định không ngớt mưa, đúng lúc nông dân gieo sạ vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều người sạ đến lần thứ 3 vẫn còn nơm nớp lo mất giống…
Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.