| Hotline: 0983.970.780

Choáng ngợp với trang trại cá tiền tỷ của nông dân Lâm Đồng

Thứ Năm 27/02/2020 , 15:08 (GMT+7)

Hàng chục bể bê tông với nguồn nước sạch chảy về liên tục được chủ trang trại thả cá tầm. Mỗi năm, trang trại bán 100 tấn cá, thu về cả tỷ đồng.

Tại thôn 2 xã Rô Men (huyện Đam Rông, Lâm Đồng), gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu xây dựng trang trại cá tầm trên diện tích 1ha.

Tại thôn 2 xã Rô Men (huyện Đam Rông, Lâm Đồng), gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu xây dựng trang trại cá tầm trên diện tích 1ha.

Tại đây, có 70 bể nuôi được xây dựng chắc chắn bằng hệ thống bê tông, cốt thép. Mỗi bể rộng khoảng 100m2 dùng để nuôi cá tầm thương phẩm.

Tại đây, có 70 bể nuôi được xây dựng chắc chắn bằng hệ thống bê tông, cốt thép. Mỗi bể rộng khoảng 100m2 dùng để nuôi cá tầm thương phẩm.

Theo chủ trang trại, nguồn nước phục vụ nuôi cá được ông dẫn về từ suối Nước Mát ở thượng nguồn. Ông cho biết:

Theo chủ trang trại, nguồn nước phục vụ nuôi cá được ông dẫn về từ suối Nước Mát ở thượng nguồn. Ông cho biết: "Đây là nguồn nước tự nhiên, trong sạch và nhiệt độ luôn ở ngưỡng 15-20 độ C. Nước này phù hợp cho cá tầm phát triển".  

Nguồn nước từ suối đổ về được chuyển đến bể lọc để loại bỏ các chất cặn và đảm bảo độ tinh khiết. Nước này sau đó theo hệ thống ống nhựa đổ vào các bể nuôi.

Nguồn nước từ suối đổ về được chuyển đến bể lọc để loại bỏ các chất cặn và đảm bảo độ tinh khiết. Nước này sau đó theo hệ thống ống nhựa đổ vào các bể nuôi.

Ở đáy hồ, chủ trang trại thiết kế ống thoát nước đẩy các chất cặn, chất thải trong quá trình nuôi cá phát sinh ra ngoài.

Ở đáy hồ, chủ trang trại thiết kế ống thoát nước đẩy các chất cặn, chất thải trong quá trình nuôi cá phát sinh ra ngoài.

Anh Lê Sanh Nhân, người trực tiếp quản lý trang trại cho gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu chia sẻ, mỗi bể có thể nuôi 1.500-2.000 con. 

Anh Lê Sanh Nhân, người trực tiếp quản lý trang trại cho gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu chia sẻ, mỗi bể có thể nuôi 1.500-2.000 con. 

Sau 12 tháng, cá có thể đạt trọng lượng 1,8-2kg và đây là thời điểm thu hoạch để bán cho các nhà hàng, doanh nghiệp.

Sau 12 tháng, cá có thể đạt trọng lượng 1,8-2kg và đây là thời điểm thu hoạch để bán cho các nhà hàng, doanh nghiệp. "Hiện nay, mỗi năm trang trại cung ứng ra thị trường 100 tấn cá tầm thương phẩm. Giá cá dao động ở khoảng 180.000-200.000 đồng/kg", anh Nhân cho biết.

Các chất cặn, chất thải ở bể nuôi đổ ra mương lớn và tiếp tục chảy vào bể lọc ở cuối trang trại. Sau khi lọc, nước này đổ ra môi trường phục vụ cho việc tưới tiêu, trồng trọt.  

Các chất cặn, chất thải ở bể nuôi đổ ra mương lớn và tiếp tục chảy vào bể lọc ở cuối trang trại. Sau khi lọc, nước này đổ ra môi trường phục vụ cho việc tưới tiêu, trồng trọt.  

Để chủ động chăn nuôi, trang trại ông Huỳnh Ngọc Thu cũng chăm sóc cá bố mẹ và sử dụng công nghệ để ươm cá giống. 

Để chủ động chăn nuôi, trang trại ông Huỳnh Ngọc Thu cũng chăm sóc cá bố mẹ và sử dụng công nghệ để ươm cá giống. 

"Việc chăn nuôi được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP nên sản phẩm được các doanh nghiệp ở TP.HCM tiêu thụ đều. Giống cá tự sản xuất nên việc chăn nuôi được đảm bảo quanh năm", người quản lý trang trại cho hay.

Thức ăn dành cho cá con được làm từ trùn quế và các loại nông sản khác. Đối với cá lớn, chủ trang trại sử dụng thức ăn chăn nuôi dành cho cá tầm và cho ăn 4 lần trong ngày gồm sáng - trưa - chiều - tối.

Thức ăn dành cho cá con được làm từ trùn quế và các loại nông sản khác. Đối với cá lớn, chủ trang trại sử dụng thức ăn chăn nuôi dành cho cá tầm và cho ăn 4 lần trong ngày gồm sáng - trưa - chiều - tối.

Theo cán bộ UBND xã Rô Men, trang trại cá tầm của gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu là mô hình lớn nhất ở địa phương với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Dựa vào lợi thế về nguồn nước tự nhiên trong sạch, nhiệt độ thấp, địa phương khuyến khích người dân thực hiện các mô hình tương tự để phát triển kinh tế.

Theo cán bộ UBND xã Rô Men, trang trại cá tầm của gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu là mô hình lớn nhất ở địa phương với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Dựa vào lợi thế về nguồn nước tự nhiên trong sạch, nhiệt độ thấp, địa phương khuyến khích người dân thực hiện các mô hình tương tự để phát triển kinh tế.

Xem thêm
Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024

Nâng cao vị thế cho ‘vàng xanh’ của Việt Nam. Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024. Giá đậu tương giảm, người chăn nuôi hưởng lợi. Giá heo hơi tăng ở cả 3 miền.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Huyện biên giới Bù Đốp khởi sắc nhờ công trình thủy lợi 51 tỷ đồng

Bình Phước Là một huyện biên giới thuần nông, kinh tế Bù Đốp đã có nhiều thay đổi đáng kể nhờ sự đầu tư vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ đập Bù Tam.