| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau thủy canh thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày

Thứ Hai 17/02/2020 , 11:15 (GMT+7)

Vườn rau thủy canh của nông dân Lâm Đồng được thực hiện theo quy trình VietGAP nên chất lượng sản nông sản được nâng cao. Mỗi ngày, chủ vườn thu về khoảng 20 triệu đồng.

Vườn rau thủy canh được gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm xây dựng tại xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) và có diện tích khoảng 1ha.

Vườn rau thủy canh được gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm xây dựng tại xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) và có diện tích khoảng 1ha.

Chủ vườn cho biết, bà bắt đầu thực hiện mô hình thủy canh với các giống rau ăn lá vào năm 2014.

Chủ vườn cho biết, bà bắt đầu thực hiện mô hình thủy canh với các giống rau ăn lá vào năm 2014. "Hồi đó, sau khi đi tham quan vườn cây ở nước ngoài, tôi về địa phương và quyết định thực hiện mô hình thủy canh. Thời điểm đó, mô hình này ở Lâm Đồng còn đang mới", bà Kiêm chia sẻ.

Đầu tiên, nữ nông dân đầu tư số tiền khoảng 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính, giá thể và các loại máy phục vụ cho công việc. Diện tích rau thủy canh mà gia đình bà thực hiện vào thời điểm này là 1.000m2.

Đầu tiên, nữ nông dân đầu tư số tiền khoảng 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính, giá thể và các loại máy phục vụ cho công việc. Diện tích rau thủy canh mà gia đình bà thực hiện vào thời điểm này là 1.000m2.

Hệ thống bơm được hoàn thiện và cung cấp nước, khoáng chất để nuôi cây. Chủ vườn bộc bạch:

Hệ thống bơm được hoàn thiện và cung cấp nước, khoáng chất để nuôi cây. Chủ vườn bộc bạch: "Đối với mô hình thủy canh, vốn đầu tư ban đầu là nặng nhất. Về những năm sau thì cứ đặt cây vào chăm sóc, không tốn kém bao nhiêu".

Hiện nay, gia đình bà Kiêm đã mở rộng quy mô trang trại lên 1ha và canh tác các loại như xà lách kim, xà lách mỡ, xà lách thủy tinh...

Hiện nay, gia đình bà Kiêm đã mở rộng quy mô trang trại lên 1ha và canh tác các loại như xà lách kim, xà lách mỡ, xà lách thủy tinh...

Ở 1ha, gia đình bà Kiêm thực hiện phương thức trồng gối nên ngày nào cũng thu hoạch từ 0,8-0,9 tấn rau để cung ứng cho thị trường.

Ở 1ha, gia đình bà Kiêm thực hiện phương thức trồng gối nên ngày nào cũng thu hoạch từ 0,8-0,9 tấn rau để cung ứng cho thị trường.

Rau được trồng trong môi trường công nghệ cao nên phát triển mạnh. Trung bình, 3-4 cây xà lách đạt khoảng 1kg. Với giá bán 20.000-35.000 đồng/kg, mỗi ngày, gia đình chủ vườn thu về khoảng 20 triệu đồng.

Rau được trồng trong môi trường công nghệ cao nên phát triển mạnh. Trung bình, 3-4 cây xà lách đạt khoảng 1kg. Với giá bán 20.000-35.000 đồng/kg, mỗi ngày, gia đình chủ vườn thu về khoảng 20 triệu đồng.

Theo chủ vườn, rau thủy canh được thực hiện theo quy trình VietGAP nên sản phẩm được tiêu thụ ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng rau sạch trên toàn quốc.

Theo chủ vườn, rau thủy canh được thực hiện theo quy trình VietGAP nên sản phẩm được tiêu thụ ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng rau sạch trên toàn quốc.

Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm đang phối hợp cùng các công ty giống và chuyên gia nông nghiệp để thực hiện quy trình chăm sóc khoa học, kiểm soát triệt để dịch bệnh và nâng cao năng suất của cây.

Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm đang phối hợp cùng các công ty giống và chuyên gia nông nghiệp để thực hiện quy trình chăm sóc khoa học, kiểm soát triệt để dịch bệnh và nâng cao năng suất của cây.

Theo chủ vườn, trồng rau thủy canh cũng chịu sự tác động từ thời tiết bên ngoài. Về mùa khô, cây phát triển tốt hơn so với mùa mưa.

Theo chủ vườn, trồng rau thủy canh cũng chịu sự tác động từ thời tiết bên ngoài. Về mùa khô, cây phát triển tốt hơn so với mùa mưa.

"Đối với xà lách thủy canh, từ khi ươm hạt đến khi thu hoạch là 65 ngày. Đaay là khoảng thời gian tương đương với canh tác trên đất nhưng năng suất cao hơn, giá cũng cao hơn", bà Kiêm chia sẻ.

1ha rau thủy canh của gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm đã đạt được hợp đồng bao tiêu sản phẩm bởi một công ty có trụ sở tại Hà Nội và các chuỗi siêu thị, cửa hàng. Để đảm bảo nguồn nông sản chất lượng, nữ chủ trang trại không mở rộng mô hình mà hướng tới trồng những giống rau theo đơn đặt hàng.

1ha rau thủy canh của gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm đã đạt được hợp đồng bao tiêu sản phẩm bởi một công ty có trụ sở tại Hà Nội và các chuỗi siêu thị, cửa hàng. Để đảm bảo nguồn nông sản chất lượng, nữ chủ trang trại không mở rộng mô hình mà hướng tới trồng những giống rau theo đơn đặt hàng.

Xem thêm
Khoảng 800 ha lúa ở Thừa Thiên - Huế có nguy cơ thiếu nước tưới

Khoảng 800 ha lúa ở Thừa Thiên - Huế có nguy cơ thiếu nước tưới. Xuất khẩu rau quả vượt 1 tỷ USD ngay trong quý I. Chế biến xáo tam phân xuất khẩu sang Trung Quốc. Trái cây giải nhiệt tăng giá mùa nắng nóng.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Mưa dông càn quét Hà Giang làm 1 người chết, 2 người bị thương

Rạng sáng 21/4, khu vực huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn có mưa to kèm theo gió lớn làm 1 người chết, 2 người bị thương và thiệt hại nhiều nhà ở, công trình phúc lợi của nhân dân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm