| Hotline: 0983.970.780

Chọn lối đi riêng với giống bò ta truyền thống

Thứ Tư 16/11/2022 , 06:30 (GMT+7)

Thay vì nuôi bò máu ngoại như nhiều nông dân khác, anh Trần Ngọc Trong, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước chọn cho mình lối đi riêng với giống bò ta truyền thống.

DSC0605

Nuôi bò đực giống cần có cái duyên và kinh nghiệm trong việc cho bò phối giống, anh Trong được người dân nuôi bò ở Tân Hiệp đánh giá là "mát tay" trong việc này. Ảnh: Hồng Thủy.

Bò ta có ưu điểm của bò ta

Trại bò của anh Trong nằm sâu trong vườn cao su, cách vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng vài trăm mét nên nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, lá cây khá dồi dào.

Trả lời câu hỏi lý do nuôi bò chứ không phải heo, gà, anh Trong cho biết, đây là giống bò ta truyền thống, dễ nuôi, chi phí đầu tư thức ăn ít hơn so với nuôi gà, heo. Chưa kể nuôi heo, gà cũng rủi ro cao hơn về dịch bệnh, thị trường.

Nguồn thức ăn chính của bò là cỏ tươi, đây là nguồn thưc ăn mà mình chỉ cần bỏ công đi cắt hoặc lùa đàn bò đi chăn thả trực tiếp chứ không tốn tiền mua. Còn rơm là nguồn thức ăn dự trữ dành cho những ngày mưa gió, không thể chăn thả.

"Tôi vẫn thích lùa bò đi chăn thả hơn vì vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng rộng mênh mông, nhiều cỏ. Đàn bò được vận động tung tăng, tốt hơn là chôn chân trong chuồng”. Anh Trong tâm sự.

Anh Trong cho biết, sau gần 10 năm nuôi nhiều loại bò, anh đã tích luỹ khá nhiều kinh nghiệm. Theo đó, mỗi loại bò có ưu điểm riêng, nhưng cuối cùng anh chọn nuôi bò ta vì thấy giống này dễ nuôi, chi phí ít. Nên nếu nuôi số lượng lớn và có điều kiện chăn thả thì nuôi bò truyền thống (bò ta) tốt hơn các loại bò lai như 3B, Sind vì loại này dễ nuôi, ít bệnh.

"Một con bò lai có thể mang lại giá trị kinh tế gấp đôi bò ta, nhưng đổi lại, phải áp dụng kỹ thuật cao, quy trình chăm sóc bài bản, chi phí đầu tư thức ăn nhiều hơn bởi phải cho ăn cám con bò mới có ngoại hình đẹp, nhiều thịt. Chưa kể, bò lai còn rất dễ mắc bệnh. Trong khi giống bò ta ngoài nhược điểm thể trọng nhỏ hơn thì ưu điểm là dễ nuôi, ít bệnh, quy trình chăm sóc đơn giản và chi phí đầu tư cũng vừa phải”, anh Trong so sánh.

Anh Trong cho biết, nuôi bò ta có thể lợi ích kinh tế thấp hơn các loại bò lai, nhưng quy trình chăm sóc đơn giản, bò ít bệnh, chi phí đầu tư cho thức ăn ít hơn, phù hợp với người nông dân. Ảnh: Hồng Thủy.  

Anh Trong cho biết, nuôi bò ta có thể lợi ích kinh tế thấp hơn các loại bò lai, nhưng quy trình chăm sóc đơn giản, bò ít bệnh, chi phí đầu tư cho thức ăn ít hơn, phù hợp với người nông dân. Ảnh: Hồng Thủy.  

Anh Trong khoe, trong số 18 con bò cái thì 14 con đang mang bầu. Từ nay đến tết sẽ có 9 - 10 con đẻ, rồi cũng từ nay đến tết có thêm 4 con cái mang bầu tiếp. Nghĩa là giờ này năm sau, tổng đàn bò của anh sẽ tăng lên 48 con.

Bò cái thì bán giống, nên chỉ cần 2 tháng rưỡi sau sinh là có thể xuất bán, còn bò đực bán thành phẩm nên thường nuôi 8 -10 tháng mới xuất bán, giá bình quân 1 con như vậy khoảng 20 triệu đồng. Mỗi năm anh Trong xuất trung bình từ 10 - 15 con.

Ngoài bán bò thành phẩm, bò giống, anh Trong còn có nguồn thu phụ khác là phân bò. Bình quân mỗi năm anh thu khoảng 50 triệu đồng tiền phân, tương đương giá trị ngang bằng với nuôi 2,5 con bò trong 10 tháng.

Ghi sổ sách để tránh giao phối cận huyết

Anh Trong được đánh giá là người “mát tay” trong việc nuôi bò đực cung cấp giống cho cả vùng khi đã nuôi con bò đực thứ 2 (mỗi con bò đực chỉ duy trì phối giống từ 3 - 4 năm). Trong khi nhiều người nuôi không thành công. 

Con bò đực của anh Trong không chỉ mập, cơ bắp cuồn cuộn, mà còn cao ngang đầu ông chủ. Anh Trong cho biết, con bò giống nặng khoảng 800kg. Dường như thấy người lạ nên con chú bò đực không cho ông chủ đến gần. Sau một lúc dụ, con bò đực mới chịu đứng yên cho anh Trong tiếp cận, nắm sợi dây trước mũi dắt lại gần chúng tôi.

“Tôi đặt tên nó là đực, bình thường rất dễ gần. Mỗi lần tôi bước vào chuồng, gọi tên là nó biết chuẩn bị đi đâu đó “làm việc” nên không những không né mà còn tỏ ra rất thích nữa. Mỗi lần đi “hành sự”, nó mang về cho chủ 300.000 đồng. Mình hỗ trợ bà con nuôi bò nên lấy giá rẻ, chứ các nơi khác thường mỗi lần phối giống họ lấy 450.000 - 500.000 đồng”, anh Trong chia sẻ.

Vừa vuốt ve con bò đực, anh Trong vừa nói tiếp: “Có những ngày nó “phục vụ” 3 em bò cái luôn. Bình quân mỗi năm nó phối giống khoảng hơn 100 lần, thu nhập tương đương 1,5 con bò trưởng thành xuất chuồng."

Tuy nhiên, anh Trong tâm sự, nuôi bò đực phối giống có lời thật, nhưng không phải ai cũng có duyên nuôi thành công. Có người nuôi bò giống mà không biết nhảy, có con lại quá dữ, không ai dám đến gần. Lại có con nhảy nhiều lần mà con cái không đậu thai. Riêng anh Trong hình như có duyên với bò đực nên con bò đực giống thứ 2 này cũng giống con trước, không chỉ khoẻ mà rất hiền.

DSC0601

Anh bò đực này có thâm niên "hành nghề" phối giống 3 năm, mỗi năm mang về cho anh Trong khoảng 30 triệu đồng. Ảnh: Hồng Thủy.

Anh Trong cho biết, một điều quan trọng khi nuôi bò đực phối giống là phải nắm danh sách "gia phả" những đàn bò cái trong vùng, để tránh trường hợp cha gặp con, dẫn đến tinh trạng cận huyết. Bởi, nếu giao phối cận huyết mà không biết, con bò con vừa không lớn nổi mà có nguy cơ bị quái thai, chết yểu. Trường hợp sống, sức đề kháng cũng kém, dễ bệnh, khó thích nghi với môi trường sống.

"Để tránh việc giao phối cận huyết tôi phải có cuốn sổ ghi nhật ký. Ngoài ra, hầu hết các đàn bò trong làng, xã này đều quen biết nhau nên cũng dễ phong ngừa. Riêng với con bò đực này, khoảng 1 năm nữa là phải thay, nếu không sẽ dễ dính “người nhà”, chưa kể là nuôi càng lâu, bò già quá giá trị sẽ càng giảm”, anh Trong nói.

Theo anh Trong, mô hình chăn nuôi bò ta cho thu nhập khá và ổn định, anh rất muốn mở rộng chuồng trại, tăng đàn vì môi trường thuận lợi với khu vườn cao su khá rộng, xa khu dân cư, nguôn thức ăn dồi dào, nhưng không đủ vốn, trong khi nguồn vốn chính sách ưu đãi có hạn. Vì vậy, anh rất mong các cấp chính quyền, hội nông dân quan tâm hỗ trợ các thành viên trong Tổ hợp tác tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư mở rộng thêm chuồng trại.

Anh Lê Văn Huyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hiệp cho biết, thời gian qua, Hội Nông dân xã đã tham mưu và xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả. “Mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi bò có 8 thành viên, thành lập năm 2020, với tổng đàn bò khoảng 40 con. Sau hơn hai năm hoạt động, các thành viên tổ hợp tác được tiếp cận nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh 300 triệu đồng, ngoài ra còn nguồn vốn ngân hàng chính xách xã hội.

Tổ hợp tác chăn nuôi bò thường xuyên sinh hoạt định kỳ, các thành viên đã tích cực học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát triển kinh tế. Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài số bò đã bán đi hàng năm, số bò còn lại trong tổ hợp tác hiện nay là khoảng 150 con. Bình quân, thu nhập các thành viên khoảng 100 triệu đồng/năm. Riêng hộ như anh Trong thu nhập cao hơn, thành công hơn.

“Có thể thấy, mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi bò khá hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân và hội viên. Hiện mô hình đang được phát triển và nhân rộng, nhằm đa dạng hoá mô hình tổ, hội theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên, mô hình cũng đang đối mặt với những khó khăn. Đó là việc các thành viên trong mô hình hầu hết đã lớn tuổi, trình độ hạn chế nên khó tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng trong quá trình chăn nuôi. Ngoài ra, việc thiếu vốn đầu tư cũng là một rào cản không nhỏ trong phát triển mở rộng mô hình”, anh Lê Văn Huyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm