| Hotline: 0983.970.780

Chủ động giống gia cầm để phát triển chăn nuôi bền vững

Thứ Sáu 08/12/2023 , 15:04 (GMT+7)

Sản xuất gà giống để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững vùng chăn nuôi hàng hóa của địa phương.

Thu trứng để sản xuất gà giống tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Vũ Toàn. Ảnh: H.Đ.

Thu trứng để sản xuất gà giống tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Vũ Toàn. Ảnh: H.Đ.

Những năm gần đây, bên cạnh việc nuôi gà thương phẩm, một số hộ nông dân của xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã chuyển sang sản xuất gà giống để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững vùng chăn nuôi hàng hóa của địa phương.

Với tư duy nhạy bén cùng sự mạnh dạn, quyết đoán trong phát triển kinh tế, ông Nguyễn Vũ Toàn ở thôn Cố Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) mạnh dạn đầu tư sản xuất gà giống kết hợp với chăn nuôi gà thương phẩm tại chính mảnh đất quê hương đã mang lại hiệu quả cao, thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm cho 6 lao động ở địa phương.

“2019 gia đình tôi bắt đầu nuôi gà theo hướng trang trại. Ban đầu nhập gà giống ở dưới xuôi về nuôi nhưng quá trình vận chuyển xa và thay đổi môi trường sống gà dễ bị chết, nên tôi quyết tâm đi học để tự sản xuất giống tại địa phương.

Sau 5 năm, trang trại sản xuất giống gà và chăn nuôi gà thương phẩm cho nguồn thu nhập khá cao và ổn định. Tuy nhiên, ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn và cũng có những lần thất bại”, ông Nguyễn Vũ Toàn nói. 

Với hệ thống trang trại được đầu tư bài bản từ khâu ấp trứng, đặc biệt các điều kiện kỹ thuật áp dụng chăn nuôi gà an toàn, với 5 lò ấp trứng tự động như thế này, trại gà của ông Nguyễn Vũ Toàn luôn cho lợi nhuận tốt với  60.000 con gà.

Trung bình 1 tháng xuất bán ra thị trường khoảng 7 vạn con gà trống kết hợp với nuôi gà thương phẩm, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động và hàng chục lao động theo thời vụ. 

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình ông Nguyễn Vũ Toàn còn chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cho các hộ dân có nhu cầu nuôi gia cầm, thúc đẩy phát triển chăn nuôi tại địa phương. Toàn bộ là gà lai hồ được tuyển chọn và lai tạo giữa giống gà đông tảo của Việt Nam với gà Lương Phượng (Trung Quốc).

Ông Nguyễn Vũ Toàn cho biết, gia đình ở đây là sản xuất con gà lai hồ. Về sản lượng thì hiện nay chúng tôi có 6 ngàn gà bố mẹ. Tỷ lệ giống sản xuất thì với cái số lượng gà mái đang đẻ thì ra thị trường khoảng 7 – 8 vạn con giống. Và thị trường xuất bán chủ yếu cho Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ”.

Bước vào sản xuất gà giống, ngay từ đầu, gia đình ông Nguyễn Vũ Toàn xác định, muốn thành công cần xây dựng được uy tín và thương hiệu. Do đó, mọi công đoạn sản xuất đều được đầu tư bài bản: Từ việc học hỏi kỹ thuật lai tạo, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi khép kín, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với khí hậu thời tiết nơi nhập con giống và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Đến nay, trang trại đã trở thành địa chỉ cung cấp gà giống uy tín, giúp gia đình anh vượt qua những thời điểm thị trường chăn nuôi đặc biệt khó khăn.

Ấp trứng bằng máy móc giúp tỷ lệ nở cao, tăng hiệu quả sản xuất giống. Ảnh: H.Đ.

Ấp trứng bằng máy móc giúp tỷ lệ nở cao, tăng hiệu quả sản xuất giống. Ảnh: H.Đ.

“Những tháng đầu năm nay giá bán đều dưới giá thành sản xuất. Thời điểm ấy buộc mình phải giảm đàn, giảm cái sản lượng gà giống xuống. Thứ hai, là phải mở rộng thêm các thị trường khác để không bị tồn hàng lại. Khi xuất ra thì gia đình đã tiêm 1 mũi vacxin quan trọng mà gần như các công ty đều làm là marex. Dùng cái loại tốt nhất thị trường để đưa vào con gà đấy. Nên mấy năm nay người mua không phản ánh gà giống có vấn đề gì".

Xã Sơn Hải hiện có 64 hộ chăn nuôi gia cầm ở qui mô trang trại và gia trại. Bình quân mỗi tháng, địa phương này xuất bán ra thị trường khoảng 254.000 con gà thương phẩm. Lâu nay, để phát triển sản xuất, hầu hết các hộ chăn nuôi ở đây đều phải nhập gà giống từ các tỉnh, thành phố dưới xuôi lên.

Do vậy, việc chuyển sang sản xuất gà giống là một hướng đi thiết thực được xã khuyến khích, nhằm giải quyết khâu quan trọng về con giống gia cầm tại chỗ của huyện và của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hải cho biết, ông Nguyễn Vũ Toàn là nông dân mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và luôn tìm cách áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào thực tế để sản xuất.

Mô hình trang trại của anh là điển hình trong việc phát triển mô hình chăn nuôi gia cầm hiệu quả tại địa phương. Từ mô hình trang trại gà của anh, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để nhân rộng, từ đó xây dựng thêm nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn”.

Ông Đỗ Hồng Quân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bảo Thắng (Lào Cai) cho biết, chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con kỹ thuật thực hiện mô hình sản xuất để nâng cao thu nhập.

Và quan trọng là tạo ra con giống tốt để khi xuất bán ra thị trường, đến tay người nông dân là con giống có chất lượng. Ngoài ra, việc sản xuất sang sản xuất con giống tại chỗ sẽ giúp vùng chăn nuôi gia cầm của địa phương phát triển bền vững, đem lại nguồn thu cao và ổn định hơn cho bà con nông dân.

Xem thêm
Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm