| Hotline: 0983.970.780

Chủ động vận hành công trình

Thứ Ba 16/12/2014 , 08:13 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Đinh Quang Dương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa khi nói về các giải pháp quản lý, vận hành, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn. 

Chính sự chủ động đã góp phần giúp nông dân được mùa nhiều năm liền.

Cứu nguy 30.000 ha lúa

Bình quân mỗi năm hệ thống công trình thủy lợi ở Thanh Hóa phải phục vụ tưới, tiêu cho hơn 250.000 ha lúa (vụ ĐX 125.000 ha, HT 125.000 ha) trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên, tổng năng lực tưới thiết kế của 2.250 công trình đầu mối tưới tiêu; 610 hồ chứa; 831 đập dâng và 891 trạm bơm chỉ đạt 222.000 ha; khả năng khai thác thực tế 125.000 ha. Như vậy, hầu hết diện tích đất lúa của các địa phương đang phải trông chờ vào nguồn nước trời.

Đối với nước cấp cho 11.300/18.000 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt cơ bản đáp ứng được về số lượng, còn chất lượng nước chưa thể đạt yêu cầu, bởi điều kiện đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng của các ao đầm còn hạn chế nên nguồn nước lấy vào, xả ra phải dùng chung một đường dẫn, nguy cơ mang dịch bệnh vào con nuôi rất lớn.

Phần tiêu úng, theo số liệu thống kê từ năm 1973 đến nay, hàng năm nếu có mưa lớn trên 300 mm thì vẫn có khoảng 5.000 - 60.000 ha lúa bị úng lụt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ thống tiêu ở Thanh Hóa chưa được đầu tư nhiều, hầu hết công trình xây dựng từ những năm 1980 nên không còn phù hợp với điều kiện khí hậu mưa cực đoan như các năm gần đây.

“Toàn tỉnh chỉ có 15 hệ thống tiêu với diện tích 114.000 ha; tiêu tự chảy 86.000 ha và bơm điện 29.000 ha”, ông Đinh Quang Dương cho hay.

Mặc dù hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn đang nghèo nàn nhưng xác định nước đóng vai trò tiên quyết cho thắng lợi của cả mùa vụ nên Chi cục Thủy lợi đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp để khai thác tối đa nguồn nước từ các hồ đập, sông suối.

Ông Dương dẫn chứng một ví dụ, đó là mùa khô năm 2010. Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn nên 45.000 ha lúa ĐX thiếu nước trầm trọng.

“Để cứu nguy cho lúa, chúng tôi họp bàn đưa ra sáng kiến đắp hàng chục mét đập tạm trên sông Mã, sau đó huy động máy bơm dã chiến bơm nước lên từng cánh đồng một. Gần tháng trời túc trực ngoài đồng với bà con, chúng tôi đã cứu được 30.000 ha lúa thoát khỏi cảnh thiếu nước, còn 15.000 ha ảnh hưởng nhẹ đến năng suất.

Nếu không “phát minh” ra ý tưởng đắp đập đó thì không phải 45.000 ha mà diện tích mất mùa có thể tăng lên 60.000 ha”, ông Dương nhớ lại.

Cần vốn sửa chữa hồ đập

Cũng theo phân tích của ông Dương, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa khô mực nước trên các sông hạ thấp nên một số vùng như Yên Định, Hà Trung, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc,... liên tục có nguy cơ thiếu nước.

“Toàn tỉnh đang có 110 hồ đập xuống cấp nghiêm trọng; trong đó 60 hồ đã được lập dự án nhưng chưa có vốn để triển khai. Chúng tôi rất mong Trung ương, tỉnh quan tâm bố trí nguồn để sớm tu sửa nhằm khai thác, vận hành hiệu quả công trình”, ông Dương kiến nghị.

Vùng ven biển như Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung... thì bị mặn xâm nhập; các huyện khu vực miền núi chủ yếu là hồ đập nhỏ, xây dựng từ lâu nên khả năng tích nước không đảm bảo, cộng thêm đó, công tác quản lý của địa phương bất cập dẫn đến hàng nghìn ha đất nông nghiệp cũng thường bị hạn hán.

Về phần tiêu, kinh phí đầu tư công trình chưa nhiều nên các vùng Nông Cống, Tĩnh Gia, Yên Định luôn nằm trong tình trạng “báo động đỏ” ngập úng khi lượng mưa trên 300 mm.

“Trong khi chưa xây dựng được công trình lớn, chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu tình trạng thiếu nước vào mùa khô, ngập úng mùa mưa”, ông Dương nhấn mạnh.

Theo đó, hằng năm vào tháng 7 và tháng 12 toàn tỉnh tổ chức ra quân làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy; đắp đập tạm trên sông Mã, sôn Càn; lắp các trạm bơm dã chiến; tổ chức tưới luân phiên.

Tiêu “tranh thủ” khi trời bắt đầu đợt mưa để không ảnh hưởng đến hồ đập; đồng thời khép kín lưu vực tiêu để hạn chế hiện tượng tiêu tràn từ lưu vực này sang lưu vực khác.

Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương tuần tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; chỉ đạo Cty thủy nông quản lý lưu vực tưới kết hợp địa bàn hành chính.

 Đồng thời, xây dựng các công trình hạ tầng đáp ứng nhu cầu SXNN như: Hệ thống kênh Bắc hồ Cửa Đạt; nâng cấp kênh chính sông Chu; làm đập dâng sông Lèn, ngăn mặn; triển khai dự án tiêu úng ở huyện Nông Cống, Tĩnh Gia và Hà Trung...

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm