| Hotline: 0983.970.780

3 năm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng:

Chủ rừng chưa hưởng xứng đáng

Thứ Năm 18/09/2014 , 08:54 (GMT+7)

Hiện cả nước đã ký được 351 hợp đồng ủy thác DVMTR với các đơn vị sử dụng DVMTR để chi trả cho các chủ rừng. Tiền DVMTR thu được hàng năm hiện ước khoảng 1.000 tỉ đồng. 

Hôm qua (17/9), Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV-PTR) Việt Nam cùng một số tổ chức quốc tế đã tổ chức hội thảo nhằm tham vấn các chính sách sau 3 năm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại Việt Nam.

Hợp lòng dân, cứu lâm trường

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, sau 3 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 99), đến nay, đã có 36 tỉnh thành lập được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 32 tỉnh đã ổn định tổ chức bộ máy hoạt động.

Hiện cả nước đã ký được 351 hợp đồng ủy thác DVMTR với các đơn vị sử dụng DVMTR để chi trả cho các chủ rừng. Tiền DVMTR thu được hàng năm hiện ước khoảng 1.000 tỉ đồng.

Sau 3 năm thực hiện, cả nước đã thu được gần 3.330 tỉ đồng từ 3 nhóm đối tượng sử dụng DVMTR là các DN thủy điện (chiếm gần 98%), DN nước sạch (chiếm hơn 2%) và một tỉ lệ nhỏ từ các đơn vị khai thác dịch vụ du lịch.

Trên thực tế, chính sách chi trả DVMTR mặc dù mới chỉ thực hiện được gần 2 năm, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại cho công tác bảo vệ, phát triển rừng (BV-PTR) đã có chuyển biến rõ nét. Theo đó, diện tích rừng đã tăng từ 2,8 triệu ha năm 2010 lên 3,37 triệu ha hiện nay.

Tổng số vụ vi phạm Luật BV-PTR toàn quốc năm 2013 đã giảm gần 20% so với năm 2010, trong đó tại các tỉnh thực hiện chính sách chi trả DVMTR giảm gần 23%; tổng diện tích rừng bị phá năm 2013 đã giảm tới gần 60% so với năm 2010...

Tại một số nơi, đơn giá chi trả DVMTR bình quân/ha/năm còn cao hơn mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho BVR (200 nghìn đồng/ha/năm). Một số tỉnh có mức thu từ tiền DVMTR/hộ rất cao như Lâm Đồng (hơn 8 triệu đồng/hộ/năm); Bình Phước (7,2 triệu đồng/hộ/năm); Kon Tum (hơn 5,7 triệu đồng/hộ/năm)...

Không chỉ cải thiện thêm đời sống cho người dân trồng và bảo vệ rừng, việc chi trả DVMTR cũng đã cứu cánh nhiều đơn vị quản lí rừng, các Cty lâm nghiệp, lâm trường... trước giai đoạn khó khăn và tránh được nguy cơ giải thể, từng bước tiến tới chấm dứt khai thác rừng tự nhiên.

DN thủy điện chưa sòng phẳng

Tại hội thảo, TS Nguyễn Chí Thành, thành viên nhóm xây dựng Nghị định 99, chuyên gia tư vấn độc lập thuộc Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hỗ trợ) dẫn chứng: Mức tiền chi trả DVMTR bình quân cao nhất của một hộ gia đình được nhận trong một năm hiện nay chỉ đạt 12 triệu đồng. Tính ra chỉ được bình quân 1 triệu đồng/tháng.

Nếu hộ gia đình có 5 người thì bình quân số tiền chi trả DVMTR cho một người chỉ có 200 nghìn đồng/tháng, chỉ bằng ½ định mức chuẩn nghèo nông thôn theo quy định hiện hành của Chính phủ. Điều này cho thấy người dân tham gia bảo vệ rừng không thể sống được bằng nghề rừng.

Chính phủ đã quy định rõ mối quan hệ giữa hộ dân cung ứng DVMTR với các DN sử dụng DVMTR là mối quan hệ chi trả dịch vụ. Theo đó, công lao động bảo vệ rừng để điều tiết nước cho các hồ chứa để SX thủy điện chính là một hạng mục chi phí trong giá thành SX điện.

Hạng mục này phải được các DN quy ra một tỉ lệ % nhất định trong tổng thể giá thành SX điện. Khi đơn giá điện tăng, đương nhiên hạng mục chi phí này cũng phải được điều chỉnh tăng theo tương đương.

“Giá điện nhiều năm gần đây liên tục tăng nhiều lần, tuy nhiên tiền công của người bảo vệ rừng để điều tiết nước cho hồ thủy điện thì vẫn giậm chân tại chỗ ở mức 20 đồng/kWh. Người dân cần phải được các DN thủy điện chi trả như là một dịch vụ đúng nghĩa, điện tăng phí DVMTR phải tăng theo, chứ không phải chỉ được hưởng theo kiểu trích một ít trong giá thành SX điện” - ông Thành nếu ý kiến.

Cũng theo ông Thành, quy khảo sát cho thấy, mức chênh lệch trong việc thu tiền DVMTR giữa các tỉnh trong cùng một lưu vực sông thời gian qua có nhiều sự chênh lệch. Ví dụ: cùng lưu vực sông Đà, Lai Châu ở đầu nguồn có tổng số tiền DVMTR thu được trong 3 năm qua là gần 412 tỉ đồng, trong khi tỉnh Hòa Bình ở hạ nguồn chỉ thu được 26,5 tỉ đồng, thấp hơn Lai Châu tới 15 lần.

Trong khi đó, diện tích rừng cung ứng DVMTR của lai Châu là 424 nghìn ha, chỉ cao hơn diện tích rừng của Hòa Bình khoảng 5,7 lần. NM Thủy điện Hòa Bình phàn nàn rằng, đã phải chi trả cho tỉnh Lai Châu ở phía thượng nguồn quá nhiều tiền DVMTR, trong khi những người trồng rừng ở Hòa Bình lại thiệt thòi.

Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều khu vực khác tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ, khi nhiều địa phương ở thượng nguồn Tây Nguyên có mức thu DVMTR cao hơn rất nhiều so với các tỉnh hạ nguồn ở Đông Nam bộ.

Một vấn đề khác được nhiều chuyên gia kiến nghị, đó là việc tổ chức bộ máy nhân sự của Ban điều hành quỹ DVMTR như thế nào cho hợp lí, tránh tình trạng lãng phí nguồn tiền DVMTR thu được. Chẳng hạn năm 2013, tỉnh Điện Biên thu được 102 tỉ đồng tiền DVMTR, và Ban điều hành quỹ tỉnh này chỉ có 10 cán bộ công nhân viên (CBCNV), trung bình mỗi người quản lí 10,2 tỉ đồng đồng tiền DVMTR.

Trong khi đó, tỉnh Thanh Hóa chỉ thu được 3,9 tỉ đồng, thì Ban điều hành quỹ lại có tới 9 CBCNV, bình quân mỗi người chỉ quản lí có 433 triệu đồng.

Tương tự, tỉnh Bình Định năm 2013 chỉ thu được 3,5 tỉ đồng, tính ra mỗi CBCNV chỉ quản lí 583 triệu đồng, trong khi đó tỉnh Lâm Đồng thu được tới 144 tỉ đồng, bình quân mỗi CBCNV quản lí tới 4,8 tỉ đồng tiền DVMTR...

Từ thực tế này cho thấy, cần phải có cơ chế tổ chức bộ máy nhân sự của Ban điều hành quỹ DVMTR cho phù hợp với quy mô từng tỉnh, tránh tình trạng phình to, gây lãng phí bộ máy nhân sự.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.