| Hotline: 0983.970.780

Doanh nhân Thái Hương: Những người làm nông nghiệp tiếp tục cần được khích lệ

Thứ Tư 09/12/2020 , 18:34 (GMT+7)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Tùng Đinh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Tùng Đinh.

Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội chia sẻ trong buổi gặp mặt các Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016-2020.

Theo Chủ tịch Quốc hội, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt”, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức, chúng ta càng phải đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong những năm tới.

Theo đó, để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước, nhân rộng các tấm gương điển hình tiên tiến trong cả nước, Chủ tịch Quốc hội đã đưa ra một số ý kiến.

Thứ nhất, là tiếp tục quán triệt, triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, nhất là Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Thực hiện tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên xứng đáng là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở, gắn với việc đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", làm cho phong trào thi đua yêu nước trở thành phong trào sâu rộng, có tác dụng lan tỏa trong toàn xã hội.

Thứ hai, là tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng: tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, công tác trọng tâm; có nhiều hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn với các chủ đề phù hợp, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của từng ngành, từng địa phương và đơn vị.

Qua đó, góp phần khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân và trong các cấp, các ngành nhằm động viên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, cùng cả hệ thống chính trị để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua. Tăng cường đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.

Trong đó, cần quan tâm khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến, cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lao động, sản xuất, thực thi công vụ, trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh lưu niệm với một số đại biểu sau buổi gặp mặt. Ảnh: Tùng Đinh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh lưu niệm với một số đại biểu sau buổi gặp mặt. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ ba, là tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác thi đua khen thưởng, trong đó sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng để có cơ sở nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng.

Tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, giúp cho công tác thi đua ngày càng hiệu quả, thiết thực.

Thứ tư, là các tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc hôm nay cần tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tích cực, truyền cảm hứng, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay, những đổi mới, sáng tạo để ngày càng nhân rộng thêm nhiều tấm gương điển hình tiên tiến.

Không ngừng phấn đấu vươn lên, cống hiến nhiều hơn, đạt nhiều thành tích cao hơn nữa; với việc tìm ra được nhiều giải pháp độc đáo, tạo giá trị cho đơn vị, ngành, địa phương mình để góp phần xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm thực hiện mục tiêu đến năm 2045 Việt Nam chúng ta trở thành nước phát triển và có thu nhập cao.

Thứ năm, là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các bộ, ban, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tích cực phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền về các gương điển hình tiên tiến, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp để có thêm nhiều Anh hùng, Chiến sĩ thi đua với khát vọng cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chủ động hội nhập quốc tế.

Doanh nhân Thái Hương chia sẻ tại buổi gặp mặt.

Doanh nhân Thái Hương chia sẻ tại buổi gặp mặt.

Là một trong những đại diện các đại biểu chia sẻ tại buổi gặp mặt, doanh nhân Thái Hương khẳng định: "Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới phong tặng cho cá nhân tôi, đồng thời cũng là sự khích lệ, lan tỏa tư duy/cách thức làm nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ 4.0, tư duy kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Hạnh phúc nhất của tôi là đã mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Tôi đã và sẽ góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới theo định hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ 4.0 bằng những sản phẩm nông sản sạch mà thế giới đang hướng tới."

Nữ doanh nhân nói bà mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục khích lệ những người làm nông nghiệp để ngày càng có nhiều hơn nữa những doanh nghiệp đổi mới trong nông nghiệp, để Việt Nam chúng ta cùng cất cánh.

Trước đó, doanh nhân Thái Hương khẳng định, bà được hun đúc lên từ những thời khắc “vàng” bắt nguồn từ bản ngã luôn mong muốn được chia sẻ và làm việc tốt cho xã hội. Với cương vị là Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, ngoài nhiệm vụ cấp tín dụng và tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững, đứng trước sự cố sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc, trước vấn nạn mất an toàn thực phẩm đang tràn lan và vấn đề an ninh lương thực đang được đặt ra cấp thiết, bà đã đi vào lĩnh vực này một cách hết sức tự nhiên, gánh vác sứ mệnh mang lại sức khỏe cho người tiêu dùng.

"Sự ra đời của TH đã đặt nền móng cho ngành sữa tươi Việt Nam, góp phần thay đổi căn bản bản chất ngành sữa, thị trường sữa từ con số 92% nhập sữa bột về pha lại (năm 2008) giờ giảm còn chưa tới 60% và tỷ lệ sử dụng sữa tươi mỗi năm sẽ tăng lên. Chúng tôi bước vào ngành sữa khi ngành sữa Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới. Sau 5 năm, TH đã ghi dấu ấn với Cụm trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao lớn nhất Châu Á", nữ doanh nhân cho biết thêm.

  • Tags:
  • TH
Xem thêm
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Pháp ngữ

Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên Tạp chí Influences nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.

Chuyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở vựa rau Minh Tân

Ông Đinh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông tin, địa phương có 587 ha đất nông nghiệp trong đó có 160 ha rau.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng cứu nạn thành công 6 thuyền viên

Chiều 4/10, các chiến sĩ Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng) cứu nạn thành công, đưa vào bờ an toàn 6 thuyền viên gặp nạn trên vùng biển huyện Trần Đề.