| Hotline: 0983.970.780

Chủ trang trại nói gì về tình trạng Đà Lạt 'chưa mưa đã ngập'?

Thứ Tư 21/09/2022 , 07:05 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Nhà vườn ở Đà Lạt khẳng định có yếu tố ảnh hưởng do xây dựng nhà kính, nhà màng ngày càng dày đặc, nhưng cũng có yếu tố do khí hậu ngày càng cực đoan.

Vào Đà Lạt (Lâm Đồng) chúng tôi tìm đến ngay HTX Nông nghiệp Công nghệ cao (CNC) Tân Tiến ở phường 12 (TP Đà Lạt), bởi đây là HTX sản xuất, kinh doanh rau quả đạt hiệu quả cao, từng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân ông Mai Văn Khẩn - Giám đốc HTX.

Hạn chế làm nhà kính quá dày

Hiện nay, HTX Nông nghiệp CNC Tân Tiến có 20 thành viên, số vốn góp 40ha đất nông nghiệp, thời gian đi vào hoạt động từ năm 2012. Bình quân mỗi năm, HTX sản xuất, cung ứng ra thị trường gần 4.000 tấn rau VietGAP các loại. Doanh thu ước trên 22 tỷ đồng, lãi ròng vượt 2,2 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 35 - 40 lao động ngoài HTX với mức lương 7,5 - 9 triệu đồng/người/tháng (tùy theo công việc).

Ông Mai Văn Khẩn, Giám đốc HTX trong vườn cà chua, xà lách tím, xà lách

Ông Mai Văn Khẩn, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tân Tiến trong vườn cà chua, xà lách. Ảnh: Hải Tiến.

Để đảm bảo sản xuất kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao, HTX đã quy hoạch 30ha ruộng trên sườn đồi dốc thấp để làm nhà lưới, nhà màng (nhà kính) sản xuất theo hướng CNC (trồng cây trên giá thể, tưới nước, bón phân tiết kiệm tự động, quản lý, điều hành hoạt động bằng hình thức online…), trong đó ưu tiên trồng các loại rau ngắn ngày, dễ nhiễm sâu bệnh hại như, cà chua, dưa leo, khoai tây, bắp cải, ớt chuông, bí ngồi, cà rốt, và rau ăn lá các loại…

Khoảng 10ha những chân ruộng tương đối bằng phẳng, tiêu thoát nước tốt, ít bị rửa trôi đất khi gặp mưa HTX dành cho sản xuất ngoài trời (không làm nhà kính), các giống đưa vào trồng cũng phải có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận như khoai lang, bí xanh, ngô rau, su hào, atisô, cà tím...

Nhờ những cách làm này, các giống cây đưa vào trồng đều dễ dàng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình VietGAP, sản phẩm được hệ thống siêu thị BigC và KSC.VN ký hợp đồng bao tiêu ổn định với số lượng không hạn chế.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt, HTX dưới sự dẫn dắt của ông Mai Văn Khẩn không làm nhà kính mật độ quá dày vào một khu vực, ít khoan giếng lấy nước ngầm tưới rau. Thay vào đó là tận dụng mọi nguồn nước tại chỗ có sẵn như dẫn nước từ các mạch/mỏ phun trào tự nhiên từ lòng đất, hoặc xây bể lưu chứa nước mưa đủ chăm sóc các vườn rau trong suốt năm.

z3727285465554_6192ed350a5db740ac8b140fba7cb834

Nông nghiệp công nghệ cao đã mang lại cho nông dân Đà Lạt thu nhập cao và ổn định. Ảnh: Hải Tiến.

Hiện Đà Lạt có khoảng 4.500/7.000ha đất nông nghiệp sản xuất theo hướng ứng dụng CNC, trong đó có một số doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư làm nông nghiệp thông minh rất hiệu quả. Nhờ đó, Đà Lạt không chỉ là thiên đường du lịch cho khách thập phương, mà còn là điểm tiếp thu các tiến bộ công nghệ tiến tiến để lan tỏa ra toàn quốc.

Cần hài hòa nông nghiệp công nghệ cao và tác động tới môi trường

Khi được hỏi về việc có hay không hiện tượng úng ngập cục bộ trên địa bàn thành phố Đà Lạt ngày càng rộng hơn, tần suất mau hơn bởi nguyên nhân do xây dựng quá nhiều nhà kính nông nghiệp? Ông Khẩn khẳng định đúng là có thực trạng này, nhưng nguyên nhân cơ bản là do biến đổi khi hậu, làm cho thời tiết, thủy văn trở lên cực đoan hơn.

Điển hình như trong vài năm gần đây, địa phương này gần như không còn mưa dầm, mưa phùn. Thay vào đó các đợt mưa lớn kéo dài, nhất là vào đầu và cuối mùa mưa hàng năm. Kết hợp với hệ thống tiêu thoát nước của Thành phố không được nâng cấp, tôn tạo tương thích, công tác trục vớt rong rêu, bèo rác trên các dòng kênh, sông trục chưa được quan tâm kịp thời, đúng mức... cũng làm cho tình trạng úng ngập cục bộ xảy ra thêm trầm trọng.

z3727285609485_7d030030c77723441d41053d16b18ac0

Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu của Đà Lạt, song cần có quy hoạch, giải pháp để giảm tác động tới môi trường sinh thái. Ảnh: Hải Tiến.

“Đà Lạt vốn dĩ nhiều mưa, hay úng ngập cục bộ, nhưng thời gian gần xảy ra mưa lớn hơn, kéo dài hơn, ngồi trong nhà cũng thấy hạt mưa trút xuống mái nhà rất to, lớn hơn rất nhiều so với trước kia”, ông Khẩn dẫn chứng thêm.

Biến đổi khí hậu và đặc điểm địa lý đất nông nghiệp của Đà Lạt cơ bản là đồi dốc thấp, nếu trồng rau, hoa quả không có nhà kính che phủ, khi gặp mưa các cây trồng này sẽ bị dập nát, đổ ngã, suy giảm năng suất, thậm chí thất thu, nhất là với các giống rau thân mềm, sức chống chịu kém.

Mưa lớn còn gây xói mòn đất, rửa trôi dinh dưỡng, tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, việc làm nhà kính trồng rau theo hướng nông nghiệp CNC ở đây là nhu cầu cần thiết. Có thể nói, không làm nông nghiệp CNC, Đà Lạt đã không trở thành vựa rau VietGAP lớn nhất nước từ nhiều năm nay. HTX Nông nghiệp CNC Tân Tiến chỉ là một minh chứng sinh động trong rất nhiều mô hình tương tự trên địa bàn Đà Lạt.

Nhà màng, nhà kính ngày càng dày đặc đã có tác động nhất định tới tình trạng nhập lụt của Đà Lạt. Ảnh: Hải Tiến.

Nhà màng, nhà kính ngày càng dày đặc đã có tác động nhất định tới tình trạng nhập lụt của Đà Lạt. Ảnh: Hải Tiến.

Ưu thế của nông nghiệp CNC, nông nghiệp thông minh là thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, không kén đất, không cần đất và không kén địa hình mà vẫn cho năng suất, chất lượng nông sản cao, sản lượng lớn, hiệu quả sản xuất cao hơn vượt trội so với cách làm nông nghiệp phổ biến hiện nay. Nhận thức rõ những ưu điểm này, Lâm Đông cũng đã xác định phát triển nông nghiệp CNC là một trong 5 đột phá thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương.

Theo PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, để thúc đẩy nông nghiệp CNC, giảm thiểu úng ngập cục bộ, tỉnh Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng cần có quy hoạch phát triển nông nghiệp CNC và nông nghiệp sinh thái cho phù hợp, không xây dựng mật độ quá cao nhà kính trong một vùng để đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái, kết hợp với nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trên địa bàn, khơi thoát nhanh dòng chảy, trục vớt kịp thời rong rêu, bèo rác trên các kênh và trục sông, chống phá rừng, trồng thêm cây lâm nghiệp trên các rừng thưa và đồi đất trống...

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.