| Hotline: 0983.970.780

Trồng atisô, vừa bồi dục môi trường sinh thái, vừa thu tiền tỷ/ha

Thứ Ba 09/08/2022 , 06:21 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Cây atisô thể coi như một loại cây trồng bồi dục môi trường sinh thái. Ở Lâm Đồng, nông dân trồng, kết hợp chế biến atisô cho thu nhập hàng tỉ đồng/ha.

Không cần đầu tư làm nhà lưới, nhà màng trồng rau quả hoặc hoa, cây cảnh theo hướng công nghệ cao, nhưng vẫn có nhiều hộ ở Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn đạt thu nhập 1,5 - 1,8 tỷ đồng/ha canh tác từ trồng cây atisô. Có được kết quả trên là do các nhà nông tại đây đã liên kết sản xuất, kinh doanh theo mô hình HTX.  

Ông Ngô Nam Phong trong vườn atisô. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Ngô Nam Phong trong vườn atisô. Ảnh: Hải Tiến.

Theo ông Ngô Nam Phong, Giám đốc HTX Atiso Thuận Phát (TP Đà Lạt), Đà Lạt có nhiều khách thập phương đến thăm quan du lịch, rất thích hợp cho trồng, chế biến atisô bán cho du khách. Do trước đây sản xuất manh mún, mạnh ai nấy làm, tranh bán tranh mua và chủ yếu xuất sản phẩm thô qua thương lái dẫn đến đa phần lợi nhuận thu được từ trồng atisô rơi vào tầng nấc trung gian chế biến, phân phối. Năm 2012, HTX Atiso Thuận Phát đã ra đời với 13 xã viên sáng lập và 40ha đất, canh tác theo chuỗi giá trị từ đồng ruộng tới người tiêu dùng. Nhờ đó, thu nhập của các hộ trồng atisô đã tăng hơn 60% so với khi chưa có HTX.

Cây atisô có thể xem là cây trồng bồi dục đất đai rất tốt. Ảnh: Hải Tiến.

Cây atisô có thể xem là cây trồng bồi dục đất đai rất tốt. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Ngô Quảng Nhân trồng 1,6ha atisô từ 12 năm nay, nhưng chỉ có 2 năm là 2020 và 2021 khó tiêu thụ sản phẩm vì dịch Covid-19. Còn lại, năm nào ông cũng thu được 2,4 - 2,9 tỷ đồng từ trồng, kinh doanh cây atisô (đã trừ chi phí vật tư và thuê mượn thêm lao động). Ông Nhân là một trong những thành viên tham gia HTX ngay từ những ngày đầu thành lập.

“Vô HTX có lợi là các thành viên thống nhất được giá bán, cho nhau kinh nghiệm thâm canh và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm khi cần. Qua đó, các hộ trồng atisô trong HTX đã giảm được rủi ro thua thiệt không đáng có, cho giá trị thu nhập cao, ổn định hơn rất nhiều”, ông Nhân nói.

Một sản phẩm atisô của HTX Atisô Thuận Phát. Ảnh: Hải Tiến.

Một sản phẩm atisô của HTX Atisô Thuận Phát. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Ngô Quang Khánh, thành viên HTX Atisô Thuận Phát cũng phấn khởi cho hay, HTX có cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm, có hệ thống tiêu thụ atisô ở các siêu thị, nhà ga sân bay và các trung tâm du lịch lớn trong cả nước. Bên cạnh bán sản phẩm atisô tươi cho người tiêu dùng tại chỗ, các hộ còn chế biến ra các loại atisô sấy khô, cao lá atisô, rượu rễ atisô bán cho khách du lịch mang đi xa hoặc bảo quản dùng dần. Nhờ đó, đã giúp lượng tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh, nâng cao giá trị của cây atisô lên rất nhiều.

Gia đình ông Khánh trồng 1ha atisô, khi chưa tham gia HTX, sản lượng bán ra được 3 tỷ đồng, lợi nhuận ngót 1 tỷ đồng. Sau khi tham gia HTX, vẫn với diện tích như trước nhưng giá trị, lợi nhuận tăng lên gần gấp đôi.

Sơ chế hoa atisô tại HTX Atisô Thuận Phát

Sơ chế hoa atisô tại HTX Atisô Thuận Phát

“Trung bình 1ha atisô sẽ cho thu hoạch 1 - 1,2 tấn hoa, 1,5 tấn lá, 7 tấn thân và 0,6 tấn rễ, củ. Các bộ phận này đun chín với nước, uống thay cho nước chè hoặc cà phê, có tác dụng mát gan, lợi tiểu, thải độc cơ thể, giảm cholesterol trong máu. Lá và hoa atiso tươi còn dùng ăn thay cho rau xanh, rễ atisô ngâm với rượu gạo, giúp tăng cường sức khỏe”, ông Khánh chia sẻ.  

Tìm hiểu thực tế các hộ trong HTX này chúng tôi thấy, atisô trồng ở đây sinh trưởng, phát triển rất khỏe, cây cao trung bình tới 1,2m, ít nhiễm sâu bệnh hại và có khả năng giữ ẩm đất, chống xói mòn rất tốt, có thể coi như một loại cây trồng bồi dục môi trường sinh thái.

Ths Sinh lý thực vật Nguyễn Đức Huy (Đại học Quốc gia TP.HCM) thông tin, ở Việt Nan cây atisô trồng được ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là trồng tại các địa phương có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Sản phẩm rượu ngâm rễ atisô. Ảnh: Hải Tiến.

Sản phẩm rượu ngâm rễ atisô. Ảnh: Hải Tiến.

Để sản xuất đạt hiệu quả cao, bền vững, Ths Huy khuyến cáo, nhà nông cần tuân thủ đúng quy trình VietGAP trên cây atisô, gồm: Chọn cây giống khỏe, cày phơi đất kỹ trước khi gieo trồng, dọn triệt để tàn dư thực vật ngay sau thu hoạch và trước khi xuống giống, đảm bảo mật độ trồng thích hợp (12.000 cây/ha), bón phân cân đối, đủ lượng vôi và NPK, sử dụng nhiều phân hữu cơ vi sinh hoặc hữu cơ hoai mục, dừng bón phân 35 - 45 ngày trước khi thu hoạch toàn bộ thân, lá, hoa và rễ củ.

Định kỳ, thu hái kịp thời những lá atisô bánh tẻ sẽ tăng thu nhập, tạo sự thông thoáng trong vườn cây, giảm thiểu sâu bệnh hại. Chỉ phun trừ sâu bệnh (rầy, rệp, bọ phấn…) ở ngưỡng thiệt hại kinh tế (> 5%). Chú ý, không sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục nhà nước cho phép trên rau, quả an toàn,…

HTX Atisô Thuận Phát dưới sự dẫn dắt của Giám đốc Ngô Nam Phong không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ xã viên, còn tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động ngoài HTX, với mức lương ổn định 9 - 10 triệu đồng/người/tháng. Riêng ông Phong cũng trồng 4ha atisô và dành 1 cửa hàng tại vị trí đắc địa của gia đình cho các hộ trong HTX bày bán, giới thiệu sản phẩm atisô các loại, không thu phí.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm