| Hotline: 0983.970.780

Chưa mùa khô đã 'khát' nước sinh hoạt

Thứ Sáu 01/03/2019 , 13:15 (GMT+7)

Mùa khô ở Bình Định còn khá xa, ấy vậy mà hàng trăm hộ dân ở xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) hiện đã “khát” nước sinh hoạt, bởi mạch nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dân thuần nông thu nhập chẳng bao nhiêu, nhưng nước uống và nước nấu ăn phải dùng nước tinh khiết và phải dùng hết sức dè sẻn.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) không phải là câu chuyện mới, nó diễn ra đã khá lâu; không khu biệt ở 1 làng dân cư, mà diễn ra rộng khắp. Người dân ở xóm Trung, xóm Tây thuộc thôn Thuận Hòa là những người chịu cảnh thiếu nước nặng nề nhất, bởi mạch nước ngầm ở đây bị nhiễm phèn nghiêm trọng; nguồn nước ở thôn Phú Hưng thì bị ô nhiễm do nguồn nước thải từ hoạt động SX tinh bột mì.

09-09-36_1
Nước giếng ở xã Bình Tân có màu vàng đục, không thể sử dụng

Đến mùa khô thì người dân các thôn M6, Thuận Ninh, Mỹ Thạch, An Hội đồng loạt chịu cảnh thiếu nước. “Hiện tại, trên địa bàn toàn xã đang có khoảng 600 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, đến mùa khô thì con số này tăng lên gấp rưỡi”, ông Nguyễn Thanh Điền, Chủ tịch UBND xã Bình Tân, cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Cường (63 tuổi) ở xóm Trung, thôn Thuận Hòa, hầu hết các giếng nước của người dân trong thôn đều bị nhiễm phèn nặng. Minh chứng là các thùng, thau đựng nước của người dân cho đến những bức tường của nhà tắm đều bị đóng váng phèn vàng đục.

“Nước của các giếng đào múc lên đều có màu vàng hoặc màu sẫm trông như nước hến, mặt nước nổi váng, bốc lên mùi thum thủm, nên không thể dùng làm nước sinh hoạt. Gia đình tui cũng có 1 cái giếng nhưng không thể sử dụng, tui bèn đóng thêm 1 cái giếng đóng với tầng nước sâu hơn. Tui lại phải xây 1 cái bể lọc nước mới có thể dùng để tắm giặt. Ngặt là giặt áo trắng bằng nước này 1 thời gian áo sẽ ngã màu vàng ố, thế nên người dân ở đây rất ngại may áo trắng”, ông Cường bộc bạch,

Dù đã qua bể lọc nhưng nước giếng ở đây vẫn không thể dùng trong ăn uống, do đó, nước dùng để nấu ăn và uống người dân phải mua nước tinh khiết trong bình. Gia đình nào ít người, sử dụng thật dè sẻn thì 2 - 3 ngày cũng “đứt” 1 bình nước tinh khiết loại 20 lít/bình, mỗi tháng 1 hộ dân mất hơn 200 ngàn đồng tiền mua nước.

Nguồn nước ngầm ở thôn Phú Hưng còn tệ hại hơn, nguyên nhân ô nhiễm được xác định là do hoạt động SX tinh bột mì trên địa bàn. Hiện ở thôn này có hơn 20 hộ làm nghề SX tinh bột mì bằng phương pháp thủ công, khâu xử lý nước thải không đảm bảo, khiến nước thải ngấm vào long đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

09-09-36_2
Giếng nước của 1 hộ dân ở thôn Thuận Hòa (xã Bình Tân) đen ngòm, bốc mùi hôi thối

Một người dân ở xóm 3 (thôn Phú Hưng), than thở: “Nước trong giếng nhà tui trước đây trong vắt, dùng cho cả xóm, nhưng nay đành bỏ hoang vì bị ô nhiễm. Hằng ngày, cả gia đình phải thay phiên nhau đi xin nước về dùng. Chính quyền cần có biện pháp chấn chỉnh việc xử lý nước thải trong hoạt động SX tinh bột mì, nếu không nguồn nước ở đây tiếp tục bị ô nhiễm nặng nề hơn”. 

Theo ông Nguyễn Thanh Điền, Chủ tịch UBND xã Bình Tân, chuyện người dân trong xã bị thiếu nước sinh hoạt ngay từ đầu mùa khô là hiển hiện, chính quyền xã rất trăn trở, nhưng để khắc phục chỉ biết trông chờ vào dự án Nhà máy nước Bình Tân tái khởi động.

“Riêng với các hộ SX tinh bột mì, xã đang chờ tỉnh phê duyệt chủ trương sử dụng đất khu vực Núi Thất thuộc thôn Phú Hưng với khoảng 4ha để quy hoạch khu SX tinh bột mì tập trung, đưa các hộ làm nghề vào đó hoạt động để hạn chế ô nhiễm môi trường”, ông Điền cho biết.

Ông Bùi Văn Mỹ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Tây Sơn, cho biết thêm: “Công trình nước sạch, nước tự chảy tại thôn M6 được xây dựng đã khá lâu, giờ không còn đảm bảo công suất, thêm vào đó đường ống dẫn nước lại bị nghẹt. Huyện trông chờ cấp trên sớm đầu tư xây dựng một nhà máy nước sạch tại thôn M6”.

“Năm 2010, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý cho xây dựng Nhà máy nước sạch tại xã Bình Tân dung vốn ODA. Tuy nhiên, BQL dự án ODA Trung ương quyết định ưu tiên nguồn vốn mở rộng Nhà máy nước sạch tại xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) giai đoạn 2 và dự án nước sạch khu vực đông huyện Hoài Nhơn, nên chưa thể cân đối nguồn vốn xây dựng Nhà máy nước sạch tại xã Bình Tân”, ông Đào Văn Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT, chia sẻ.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm