| Hotline: 0983.970.780

Chưa rõ nguyên nhân khiến ngao chết hàng loạt tại Hà Tĩnh

Thứ Tư 11/03/2015 , 06:10 (GMT+7)

Ngày 10/3, ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ ngày 19/2 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có khoảng trên 650 tấn ngao bị chết.

Số ngao bị chết tập trung tại 4 xã, ở hai huyện là Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, với tổng diện tích gần 68 ha của 36 hộ dân. Ước tính, thiệt hại của người dân khoảng trên 8 tỷ đồng.

Ngay sau khi nhận được thông tin ngao chết hàng loạt, Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã kịp thời phối hợp với Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Thú y) lấy mẫu xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho âm tính với bệnh ký sinh trùng và bệnh Perkinsus (bệnh nguy hiểm ở ngao).

Để tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân khiến tình trạng ngao chết hàng loạt, trong hai ngày 8 và 9/3, Cục Thú y đã thành lập đoàn kiểm tra do ông Lê Văn Khoa, Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương làm trưởng đoàn về hiện trường nắm thông tin, tiếp tục lấy mẫu nước, mẫu ngao bị chết.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh, hiện tượng ngao chết được phát hiện vào ngày 19/2, ngao chết rải rác tại các bãi ngao thuộc xã Cẩm Lĩnh và thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) với tổng diện tích nuôi 38,6ha/21 hộ. Đến ngày 27/2, ngao chết hàng loạt với tỷ lệ chết lên tới 90%.

Theo tìm hiểu của PV, hiện tại ở tỉnh Hà Tĩnh ngao chết không chỉ xảy ra ở hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, mà tại xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, ngao nuôi ở đây cũng đang có tình trạng chết hàng loạt kể từ ngày 5/3 tới nay.

Xem thêm
Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất