| Hotline: 0983.970.780

Rét đậm rét hại, người chăn nuôi vẫn yên tâm

Thứ Hai 10/02/2025 , 16:51 (GMT+7)

HÀ TĨNH Những ngày này, Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm, rét hại nhưng người chăn nuôi vẫn yên tâm vì đã sớm chủ động nhiều giải pháp phòng chống đói rét cho vật nuôi.

Gia đình bà Đậu Thị Huê ở thôn Đông Nam, xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh hiện nuôi 6 con hươu, trong đó có 1 cái, 5 con đực. Hiện những con hươu đực đã bắt đầu cho lộc nhung, hứa hẹn thu về hàng chục triệu đồng.

Ngoài việc dùng bạt che chắn chuồng trại cẩn thận, bà Huê thường xuyên bổ sung thức ăn xanh, tinh bột để nâng cao sức đề kháng cho hươu trước thời tiết khắc nghiệt. 

Ngoài việc dùng bạt che chắn chuồng trại cẩn thận, bà Huê thường xuyên bổ sung thức ăn xanh, tinh bột để nâng cao sức đề kháng cho hươu trước thời tiết khắc nghiệt. 

Theo bà Huê, hươu sao là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Những ngày này tại Hà Tĩnh rét đậm, rét hại. Mặc dù hươu chịu rét khá tốt nhưng với nhiệt độ hạ thấp từ 8 - 10 độ C, hươu vẫn bị ảnh hưởng đến sức khỏe. "Để hươu khỏe mạnh trong đợt rét đậm, những ngày này tôi luôn vệ sinh chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, đồng thời lót rơm giữ ấm cho hươu, nhất là vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp", bà Huê cho biết.

Ngoài việc dùng bạt che chắn chuồng trại cẩn thận, bà Huê thường xuyên bổ sung thức ăn tinh bột để nâng cao sức đề kháng cho hươu trước thời tiết khắc nghiệt. Trời càng rét nhu cầu ăn của hươu càng cao. Ngoài cho hươu ăn cỏ voi, bà còn xay bột ngô, sắn để cho hươu ăn để đủ chất và tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ.

Cùng với việc bổ sung chất dinh dưỡng cho gà, gia đình anh Thọ còn quây kín chuồng trại, thắp đèn sưởi cho gà cả ngày lẫn đêm.

Cùng với việc bổ sung chất dinh dưỡng cho gà, gia đình anh Thọ còn quây kín chuồng trại, thắp đèn sưởi cho gà cả ngày lẫn đêm.

Tại trại gà của gia đình anh Nguyễn Thọ, thôn Thanh Mỹ, xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc), anh đang tăng cường bổ sung thức ăn giàu đạm, cho gà uống nước ấm và nước điện giải. Dù thời tiết giá rét nhưng thời điểm này đàn gà hơn 45 ngày tuổi với hơn 10.000 con của gia đình anh Thọ vẫn phát triển ổn định. Anh Thọ chia sẻ, do có kinh nghiệm nuôi gà quy mô lớn hơn 10 năm nay nên trước diễn biến bất lợi của thời tiết như giá rét, nhờ chủ động phòng chống nên hầu như gia đình không có vật nuôi bị chết.

Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cho gà, không thả rông, gia đình anh còn quây kín chuồng trại, thắp đèn sưởi cho gà cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, anh cũng thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh bằng hóa chất theo hướng dẫn của cán bộ thú y để hạn chế dịch bệnh.

Những ngày này, không khí lạnh tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đến khu vực huyện miền núi Hương Khê, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 12 - 14 độ C, có nguy cơ ảnh hưởng đến đàn vật nuôi. Đây cũng là thời điểm bà con đang chuẩn bị tái đàn đàn gia súc, gia cầm sau Tết… nên nguy cơ gia súc bị đói rét, dịch bệnh phát sinh. Bởi vậy, huyện Hương Khê đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con tăng cường các biện pháp phòng chống đói rét, giữ ấm cho đàn vật nuôi.

Người dân dự trữ rơm khô để làm thức ăn cho trâu, bò trong những ngày giá rét.

Người dân dự trữ rơm khô để làm thức ăn cho trâu, bò trong những ngày giá rét.

Gia đình bà Phan Thị Hồng tại xã Hương Đô (huyện Hương Khê) hiện nuôi 3 con trâu và 1 con bò nái. Bà Hồng cho biết, những ngày này thời tiết ở Hương Khê rất giá buốt. Đàn vật nuôi vì thế phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt hơn nơi khác. "Chúng tôi phải dự trữ rơm khô để làm thức ăn cho trâu, bò trong những ngày giá rét, ngoài ra còn bổ sung thêm thức ăn tinh và thức ăn xanh từ cây ngô vụ đông nên người dân không còn nhiều lo lắng khi rét đậm, rét hại. Hiện đàn vật nuôi của gia đình tôi đều đang rất khỏe mạnh", bà Hồng thông tin.

Hiện nay, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Hương Khê có 33.295 con; đàn lợn 50.034 con; đàn hươu 1.210 con; đàn gia cầm khoảng 1,25 triệu con... Để bảo vệ đàn vật nuôi trong thời tiết rét đậm, ngành nông nghiệp huyện Hương Khê đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói, rét và tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm, phòng chống dịch bệnh sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ.

Người dân huyện Hương Khê chủ động trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

Người dân huyện Hương Khê chủ động trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

Tại huyện miền núi Vũ Quang, bà con nông dân cũng đã chủ động sớm các biện pháp phòng, chống đói rét nhằm nâng cao khả năng chống chịu, phòng dịch bệnh cho đàn trâu, bò. Bà Nguyễn Thị Thanh (thôn 4, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang) cho biết: Trời rét đậm, rét hại kéo dài dễ khiến đàn trâu, bò phát sinh nhiều dịch bệnh như viêm phổi, tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Thế nên khi nhiệt độ xuống thấp, gia đình đã không thả đàn vật nuôi ra ngoài như trước mà nhốt trong chuồng được che kín và cho ăn các thức ăn được bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Điền, xã là một trong những địa phương chăn nuôi trâu, bò phát triển mạnh ở huyện Vũ Quang. Để đàn gia súc khỏe mạnh trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, địa phương đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống từng thôn hướng dẫn bà con cách chăm sóc như dùng bạt hoặc nilon che chắn chuồng trại; tăng khẩu phần ăn cho đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vào những ngày rét đậm, rét hại...

Người chăn nuôi che kín chuồng để chống rét cho trâu, bò. 

Người chăn nuôi che kín chuồng để chống rét cho trâu, bò. 

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để đảm bảo an toàn cho vật nuôi, Chi cục đã có văn bản về việc tăng cường phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi. Theo đó, hướng dẫn cụ thể các giải pháp phòng, chống rét đối với từng đối tượng con nuôi, cách che chắn chuồng trại, bổ sung thức ăn... Đặc biệt, khuyến cáo các phương án phòng, chống rét cho những vật nuôi thường chăn thả như trâu, bò...

Đặc biệt, người chăn nuôi cần chủ động dự trữ thức ăn tinh (ngô, cám gạo, sắn...), thức ăn thô và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho vật nuôi; áp dụng kỹ thuật chế biến thức ăn thô xanh từ phụ phẩm nông nghiệp như rơm khô đánh đống hoặc ủ urê, ủ chua thân cây ngô, cỏ trồng, cỏ tự nhiên, đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh, muối, khoáng, vitamin… để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét.

Để ứng phó với thời tiết giá rét còn kéo dài, bà con cần quan tâm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại; thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khoẻ đàn vật nuôi, khi phát hiện vật nuôi bị bệnh phải có biện pháp can thiệp kịp thời; tổ chức tiêm phòng vacxin theo kế hoạch, chu kỳ nuôi.

 

 

 

 

 

 

Xem thêm
Quảng Trị phát hiện thêm 9 con trâu chết

QUẢNG TRỊ Xác 9 con trâu được phát hiện thêm, nâng tổng số trâu chết lên 29 con. Ngành thú y dùng kháng sinh điều trị đàn gia súc vùng có nguy cơ cao.

Trên 3,5 nghìn ha lúa đông xuân bị ngập úng

QUẢNG TRỊ Tính đến trưa 9/2, Quảng Trị có gần 3.550ha lúa đông xuân đang giai đoạn đẻ nhánh bị ngập úng từ 20 – 30cm, nơi sâu trên 40cm.

Viện KHKT nông nghiệp miền Nam ký hợp tác với ngành nông nghiệp Đồng Nai

ĐỒNG NAI Trong không khí đầu năm mới, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam và Sở NN-PTNT Đồng Nai tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm giúp tỉnh phát triển sản xuất nông nghiệp.

Bình luận mới nhất