| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị nguồn thịt heo phục vụ Tết Nguyên đán

Thứ Ba 05/11/2019 , 08:13 (GMT+7)

Đảm bảo cân đối cung - cầu mặt hàng thịt heo phục vụ trong dịp Tết Canh Tý 2020, Sở Công thương TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp bình ổn thị trường chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng, đẩy mạnh cung ứng thịt heo.

14-45-24_nguoi_tieu_dung_lu_chon_thit_heo_sch_ti_sieu_thi_lotte_-_nh_nguyen_thuy
Người tiêu dùng lựa chọn thịt heo sạch tại siêu thị Lotte.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương TP. HCM Nguyễn Huỳnh Trang, do nhu cầu xuất heo qua thị trường Trung Quốc tăng cao, nên hiện nay, giá heo hơi đang ở mức khá cao, khu vực phía Nam dao động từ 52.000 - 60.000 đồng/kg.

Tại thị trường TP. HCM, sản lượng heo nhập chợ đầu mối không có nhiều biến động, giá bán bình ổn thị trường ở mức 110.000 đồng/kg thịt đùi, 105.000 đồng/kg thịt vai, 107.000 đồng/thịt cốt lết, 110.000 đồng/kg sườn già, 96.000 đồng/kg chân giò, 105.000 đồng/kg thịt nách, 128.000 đồng/kg thịt nạc, 132.000 đồng/kg thịt ba rọi.

Hiện TP. HCM có 3.917 hộ chăn nuôi heo với tổng đàn 274.154 con và 11 cơ sở giết mổ heo với số lượng giết mổ bình quân hàng đêm là 6.500-7.000 con. Trong đó, nguồn heo nhập vào thành phố giết mổ chủ yếu từ Đồng Nai (47,27%), Bình Dương (17,88%), Bà Rịa – Vũng Tàu (10,95%), Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận và một số tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Bến Tre… Sản lượng thịt heo được giết mổ tại các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai cung ứng về tiêu thụ tại TP. HCM khoảng 2.300 - 2.500 con/ngày.

Từ khi có dịch tả heo châu Phi cho đến nay, sản lượng tiêu thụ thịt heo tại các chợ truyền thống giảm, đơn cử như tại chợ đầu mối Hóc Môn, lượng thịt heo về chợ ngày 2/7 là 413 tấn thì đến ngày 4/11 lượng heo nhập về chỉ còn 380 tấn.

Trong khi đó, tại các siêu thị mini và các kênh phân phối hiện đại tăng do tâm lý người tiêu dùng lo ngại dịch bệnh. Tại các hệ thống, điểm bán hàng bình ổn thị trường như Saigon Co.op, Satra, Lotte, Vissan… tăng khoảng 30% do giá cả ổn định, đảm bảo chất lượng và có truy xuất nguồn gốc. Không những thế, các sản phẩm thay thế thịt heo như thịt gia cầm tăng từ 10 - 15%.

Cũng theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, hiện nhu cầu tiêu thụ thịt heo tại TP.HCM khoảng 4.000 tấn và dự kiến sẽ tăng khoảng 5.000 tấn/ngày vào dịp Tết. Như vậy, để ổn định thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán, bên cạnh giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng khép kín, Sở Công thương tập trung theo dõi sát thị trường thịt heo. Quán triệt và triển khai hiệu quả Chương trình Bình ổn thị trường, đôn đốc các doanh nghiệp tiếp tục chủ động nguồn hàng, đẩy mạnh cung ứng thịt heo. Xử lý kịp thời các thông tin sai lệnh về thị trường thịt heo.

“Trong trường hợp cần thiết, Sở sẽ xem xét phương án tăng cường nhập khẩu thịt heo từ các nước như Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ, Canada… Không để xảy ra tình trạng thiếu thịt heo cung ứng cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, hiện các doanh nghiệp bình ổn thị trường đều đã có kế hoạch, phương án dự trữ nguồn thịt heo; tổng thời gian từ lúc đặt hàng đến cửa hàng bán lẻ dao động từ 45 - 60 ngày.

Như, công ty CP Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) dự trữ khoảng 3.600 tấn trong thời gian 45 ngày và sẽ nhập khẩu thêm nếu có biến động lớn. Còn Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn sẽ cho xuất chuồng heo dưới tuổi, loại từ 80 - 100 kg/con. Công ty San Hà trữ đông 1.500 tấn thịt heo, gà, tăng lượng cung ứng lên 25 tấn thịt heo/ngày… Sở Công thương cũng có phương án dự phòng là dự trữ các mặt hàng thay thế như thịt gà, thịt bò nhập khẩu”, bà Trang khẳng định.

Các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước tết và 1 tháng sau tết, đồng thời thực hiện giảm sâu trong 2 ngày cận tết đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, thịt già, trứng gia cầm…

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm