| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị phương án cung ứng thực phẩm khi nới giãn cách

Thứ Hai 27/09/2021 , 15:49 (GMT+7)

Đây là bước đi của Sở Công thương TP.HCM khi từ 1/10 nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa tăng cao, gây áp lực chợ đầu mối và hệ thống phân phối hiện đại.

Người dân tại một số 'vùng xanh' được đi mua lương thực thực phẩm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Người dân tại một số "vùng xanh" được đi mua lương thực thực phẩm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết qua việc triển khai thực hiện lộ trình mở cửa theo nguyên tắc “an toàn đến đâu mở đến đó”, tình hình giao thương hàng hóa lương thực thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố đã dần được cải thiện.

Sở Công thương đã triển khai nhiều giải pháp như thường xuyên làm việc (trực tuyến) với các Hiệp hội và Hội ngành nghề trên địa bàn Thành phố để nắm bắt khó khăn, vướng mắc và cùng phối hợp tháo gỡ; triển khai hỗ trợ tiêm vắc xin cho người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối và lực lượng giao nhận hàng hóa (shipper).

Mở các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại các chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố. Hiện TP.HCM đã đưa các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm vào hoạt động, cụ thể: Tổng lượng hàng hóa nhập chợ vào đêm 26/9 tại điểm trung chuyển Chợ đầu mối Bình Điền khoảng 124,1 tấn (trong đó, thủy hải sản đạt 100,1 tấn; rau củ quả đạt 24 tấn); Chợ đầu mối Thủ Đức khoảng 118 tấn (trái cây) và Chợ đầu mối Hóc Môn khoảng 60 tấn (rau củ quả).

Đối với các địa bàn "vùng xanh" đã tổ chức cho người dân đi chợ 1 lần/tuần theo đúng kế hoạch. Cụ thể như tại quận 7 đã tổ chức cho người dân đi mua sắm hàng hóa thiết yếu 1 lần/tuần thông qua kênh phân phối tại 9 siêu thị, 154 cửa hàng tiện ích đang hoạt động;

Còn tại huyện Củ Chi đã có 14/14 xã "vùng xanh" tổ chức cho người dân đi mua hàng 1 tuần/lần tại các điểm cung ứng đang hoạt động gồm 1 siêu thị, 1 trung tâm thương mại, 60 cửa hàng tiện ích, 1 cửa hàng bình ổn, 6 chợ truyền thống, 81 sạp bán hàng dã chiến và 2 điểm liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn;

Huyện Cần Giờ cũng đã triển khai 13.468 phiếu đi chợ cho hộ dân đi chợ 1 tuần/lần tại 8 chợ với 156 tiểu thương đang hoạt động.

Theo Sở Công thương TP.HCM, khi Thành phố có lộ trình kế hoạch mở cửa trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch (kể từ sau ngày 1/10), nhu cầu đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa sẽ được tạo điều kiện thông thoáng hơn, khả năng sẽ gây áp lực cục bộ lên các chợ đầu mối và hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn Thành phố.

Sở Công thương tiếp tục phối hợp các Sở ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng, chống dịch Covid-19, đánh giá nguy cơ và khả năng kiểm soát trước khi đưa vào hoạt động các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm trên địa bàn.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch, phương án mở cửa hoạt động đối với các chợ truyền thống. Sở Công thương đề nghị UBND quận huyện, TP Thủ Đức chủ động xây dựng phương án hoạt động các chợ và trong quá trình triển khai có khó khăn, vướng mắc, Sở sẽ phối hợp các ngành chức năng hỗ trợ giải quyết.

Ngoài ra, Sở Công thương sẽ tổ chức rà soát, đánh giá lại tình hình cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua để đúc kết kinh nghiệm và xây dựng mô hình hoạt động mang tính bền vững hơn trong thời gian tới.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.