| Hotline: 0983.970.780

Chùm khế ngọt xa xôi

Thứ Bảy 04/04/2020 , 05:01 (GMT+7)

Từ xứ sở chè Thái Nguyên, chồng tôi rời quê vào thành phố Vũng Tàu mưu sinh từ năm mới 20 tuổi.

Rong ruổi với nhiều công việc, cuối cùng anh trụ lại với nghề theo tàu đánh cá xa bờ của gia đình tôi cùng nhiều thanh niên khác. Anh khỏe mạnh, lại hiền lành, chịu khó nên rất được lòng ba mẹ tôi.

Tuy vậy, khi tôi và anh yêu nhau thì ba mẹ tôi lại không đồng ý. từ lâu, ba mẹ đã có ý muốn gả tôi cho một thanh niên con nhà giàu có, cũng là bạn đánh cá của ba.

Song vì tôi không thích anh chàng này, nên ba mẹ chỉ biết đốc thúc. Phần vì, ba mẹ không muốn tôi lấy chồng xa, nhất là tít tận ngoài Bắc, sợ sẽ khác biệt về phong tục tập quán, nết ăn nết ở...

Nhưng do tôi cứ nài nỉ, và chỉ một mực yêu anh, nên ba mẹ đành phải chấp nhận, với điều kiện anh phải ở rể lại quê tôi, không được đưa tôi về Bắc sinh sống.

Cưới nhau xong, được ba mẹ cho một ít vốn, tôi ở nhà mở cửa hàng mua bán hải sản, còn anh vẫn tiếp tục theo tàu đánh bắt xa bờ của ba mẹ. vài năm sau, công việc làm ăn của tôi  phát triển hơn, nên anh cũng nghỉ theo tàu, ở nhà cùng tôi buôn bán.

Nhờ sự chịu khó của anh và tài tháo vát của tôi, cửa hàng của chúng tôi ngày một mở mang thêm. Kinh tế gia đình cũng theo đó khấm khá dần lên. Hai đứa con một trai một gái lần lượt ra đời, càng khiến cho tổ ấm chúng tôi thêm vui vẻ, hạnh phúc.

Nhìn thấy con cháu được như thế, ba mẹ tôi cũng nguôi dần sự tức giận ngày xưa tôi năm đã cãi lời lấy anh.

Tính đến nay, hôn nhân của tôi đã được 15 năm. Cuộc sống vợ chồng tuy cũng có nhiều lúc cơm không lành, canh không ngọt, nhưng nhìn chung là chúng tôi khá ấm êm, hạnh phúc. Vậy mà mới gần đây, bỗng dưng anh lại đổi ý, muốn đưa vợ con về Bắc sinh sống.

Anh bảo, trước kia do hoàn cành khó khăn, anh đành phải chấp nhận cuộc sống tha hương. Bây giờ bố mẹ anh già rồi, anh lại là con cả, cần phải trở về để phụng dưỡng bố mẹ.

Tôi là phận gái, phải theo chồng, không được bàn cãi. Rằng bây giờ chúng tôi đã có vốn liếng, có thể về quê làm ăn, không phải lo cực khổ nữa. Anh đã sống ở quê tôi 15 năm rồi, giờ tôi phải có bổn phận về sống ở quê anh...

Vừa nghe dự tính của anh, tôi đã giật nẩy mình, nhất quyết không đồng tình. Thật là vô lý, khi công việc buôn bán của chúng tôi đang phát dạt, anh lại đòi buông bỏ hết để trở về quê.

Đành rằng, có vốn liếng thì chúng tôi sẽ tính toán làm ăn, nhưng chắc gì đã được suông sẻ và phát đạt như hiện tại, hay là sẽ thất bại? Chuyện làm ăn đâu phải đơn giản như anh nghĩ.

Lại nữa, khi hậu ngoài ấy rất khắc nghiệt, mỗi lần về thăm quê nội vào mùa hè hoặc mùa đông, các con tôi đều than vãn, không chịu ở lâu.

Vậy nên, bây giờ nghe anh bảo sẽ đưa chúng về quê nội sống, hai con tôi (đứa 13, đứa 10 tuổi) đều không chịu. Thế nhưng, anh vẫn không thay đổi quyết định, kể cả sự thuyết phục của ba mẹ tôi.

Anh khăng khăng bảo, nếu tôi không nghe theo, anh sẽ đưa hai con đi, và ly hôn với tôi. Tôi thực sự chưa biết tính sao. Có nên chấp nhận theo yêu cầu của anh?

HỒNG ÁNH

Giải quyết tình huống: "Buồn vui giữa hai bà mẹ" KTGĐ số 10 - 2020

Đức Minh thân mến!

Chuyện đã đến nước này, bạn không thể im lâng được nữa. Cần nói cho ba mẹ nuôi, bạn đã biết hết sự thật, và vô cùng biết ơn công dưỡng dục của họ.

Cũng nên tỏ cho ba mẹ nuôi thấy, bạn không bị ảnh hưởng tinh thần nhiều khi biết xuất thân của mình. để ba mẹ nuôi được phần nào yên tâm.

Bạn cũng cần gặp mặt người mẹ ruột, để thăm hỏi, vì dù sao đó cũng là người đã mang nặng đẻ đau để bạn có mặt trên đời. Có thể, bạn sẽ được biết tại sao ngày xưa mẹ lại phải bỏ rơi bạn. Cũng đừng  tức giận hay trách cứ mẹ bạn nhiều. Bởi có thể mẹ bạn gặp hoàn cảnh khó khăn thế nào đó nên mới phải hành động như vậy. Nếu quả thật hiện nay, mẹ bạn đang ăn chơi, cờ bạc, thì nên khuyên mẹ bạn hồi tâm.

Nếu được, có thể xin ba mẹ nuôi giúp đỡ mẹ ruột một công việc hay một ít vốn để mẹ ruột cải tà quy chính. Nhưng nhớ, phải thật khéo léo, đừng để ba mẹ nuôi buồn lòng, vì nghĩ bạn chỉ biết lo cho mẹ ruột. Họ sẽ tủi thân đó nha.

Chúc bạn đủ bình tĩnh giải quyết mọi việc thật thấu đáo!                                                           

HƯƠNG TRÀ

(Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh)

(Kiến thức gia đình số 14)

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm