| Hotline: 0983.970.780

Chứng nhận chỉ dẫn địa lý chè Shan tuyết Hà Giang

Thứ Năm 04/10/2018 , 15:50 (GMT+7)

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) vừa có quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho chè Shan tuyết Hà Giang. Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

12-15-07_1_che_shn_tuyet_tung_sn
Người dân tại xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) thu hoạch chè Shan tuyết

Toàn tỉnh Hà Giang có gần 22 nghìn ha chè, tập trung chủ yếu ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Một số địa phương còn lưu giữ được nhiều vùng chè Shan tuyết cổ thụ nổi tiếng với những cây hàng trăm năm tuổi, thân to như Lũng Phìn (Đồng Văn), Phìn Hồ (Thông Nguyên - Hoàng Su Phì), Cao Bồ (Vị Xuyên)… Những cây chè Shan tuyết cổ thụ sinh trưởng tại độ cao từ 1.200 - 1.500m so với mực nước biển, lá chè hấp thụ những tinh túy của đất trời và tạo lên hương vị đặc trưng, hiếm nơi nào có được. Chè Shan tuyết cổ thụ của Hà Giang thuộc loại thân gỗ, to, lá mọc từng chùm, cây mọc thành rừng, mất ít công chăm sóc và mỗi khi thu hái, người dân phải leo lên cây để hái búp.

Chè Shan tuyết Hà Giang có các đặc điểm đồng đều về màu sắc và kích thước, búp chè xoăn chặt, non, thô, bạc cánh (có tuyết), cánh chè to, tròn. Đặc biệt, khi pha chè, nước sánh, màu xanh vàng bắt mắt, mùi thơm tự nhiên, vị chát dịu và có vị ngọt hậu dễ chịu, dặc trưng cho sản phẩm, hài hòa giữa vị và mùi thơm.

Chất lượng của chè Shan tuyết Hà Giang được thể hiện ở các chỉ tiêu sinh hóa, cụ thể: hàm lượng tro tổng số từ 4,87 - 6,49%, hàm lượng tanin từ 27,22 - 38,88%, hàm lượng cafein từ 2,30 - 4,19%, hàm lượng tro tổng số từ 58,31 - 66,52%, hàm lượng chất chiết trong nước từ 38,32 - 47,79%.

Những năm qua, nhận thấy rõ lợi thế của cây chè Shan tuyết, tỉnh Hà Giang đã có những bước đi phù hợp, khuyến khích người dân chăm sóc, bảo tồn, đầu tư công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nguồn thu nhập ổn định.

Mục tiêu là quy hoạch lại vùng trồng, thu mua và chế biến chè Shan tuyết trọng điểm; tạm giao vùng nguyên liệu cơ bản cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm tạo ra các chuỗi giá trị liên kết từ khâu trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…

12-15-07_2_nguoi_dn_lung_phin_dong_vn_lm_giu_nho_che_shn_tuyet
Người dân thôn Cán Pẩy Hở B, xã Lũng Phìn (Đồng Văn) thu nhập cao từ trồng chè Shan tuyết

Sự kiện trao giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Chè Shan tuyết Hà Giang” đã mở ra hướng đi mới cho sản phẩm của các địa phương có cây chè Shan tuyết tại Hà Giang. Cùng với những bước đi phù hợp của ngành nông nghiệp Hà Giang tạo điều kiện để sản phẩm có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý của tỉnh được bảo tồn và đồng thời giới thiệu đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất