| Hotline: 0983.970.780

Chung tay chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Thứ Năm 15/04/2021 , 19:31 (GMT+7)

'Chung tay chống khai thác thủy sản bất hợp pháp' là nội dung trong buổi Hội nghị đối thoại giữa Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau cùng VASEP.

Tỉnh Cà Mau, đang xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và phòng chống IUU tại cơ sở để hướng đến xây dựng một nghề cá bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau, đang xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và phòng chống IUU tại cơ sở để hướng đến xây dựng một nghề cá bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Vừa qua, Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cùng với các doanh nghiệp và ngư dân tổ chức Hội nghị đối thoại với nội dung “Chung tay chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU)”. 

Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại VASEP (gọi tắt là VASEP) đã chia sẻ: Nhiều quy định liên quan đến chống khai thác thủy sản bất hợp pháp với các chủ tàu cá và ngư dân. Theo đó, những quy định bắt buộc đối với các tàu cá khi ra khơi cần phải chấp hành như: Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, treo cờ Tổ quốc, lắp thiết bị giám sát hành trình, không sử dụng ngư cụ khai thác bị cấm…

Theo bà Hằng, thời gian qua VASEP cũng đã giới thiệu một số nội dung liên quan đến chống khai thác bất hợp pháp, thông qua hình thức tuyên truyền, tờ rơi, phóng sự, video clip ngắn…Qua đó, VASEP mong muốn thông tin một cách dễ hiểu đến ngư dân và chủ tàu cá các nội dung cơ bản, như: Các quy định cho doanh nghiệp và đại lý thu gom nguyên liệu hải sản cần thực hiện, các quy định khi chủ tàu cá và ngư dân ra khởi cần ghi nhớ, các nội dung, quy định chủ tàu cá và ngư dân cần lưu ý về lao động chưa thành niên trong khai thác hải sản…

Đặc biệt, để tháo gỡ thẻ vàng của Uỷ Ban Châu Âu (EC) tất cả tàu cá của nước ta không được khai thác trái phép ở quốc gia và vùng lãnh thổ nước khác và không khai thác thủy sản có kích thước nhỏ theo quy định… Bên cạnh đó, người sử dụng lao động không được dùng lao động dưới 18 tuổi trong các công việc trên tàu như: đi biển, lặn biển và các công việc dưới nước...

Người sử dụng lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản, không được dùng lao động dưới 18 tuổi trong các công việc trên tàu như: đi biển, lặn biển và các công việc dưới nước...Ảnh: Trọng Linh.

Người sử dụng lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản, không được dùng lao động dưới 18 tuổi trong các công việc trên tàu như: đi biển, lặn biển và các công việc dưới nước...Ảnh: Trọng Linh.

"Nếu sử dụng nguồn lao động chưa thành niên trong các công việc trên sẽ vi phạm các công ước của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) mà nước ta đã tham gia. Đồng thời, vi phạm cam kết lao động của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do, dẫn đến nền kinh tế phải đối mặt với những tổn thất, thậm chí bị ngưng nhập khẩu thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, chủ tàu và thuyền trưởng sẽ đối mặt với các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam" - bà Hằng thông tin.

Theo đại diện VASEP, để chống khai thác thủy sản bất hợp pháp hiệu quả, không chỉ có trách nhiệm của ngư dân, chủ tàu cá mà cần phải có sự chung tay của các doanh nghiệp và đại lý thu gom nguyên liệu hải sản. Các đơn vị này tuyệt đối không được thu mua nguyên liệu từ các tàu khai thác vi phạm IUU, cần lưu trữ các hồ sơ (xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc…) và xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và phòng chống  tại cơ sở để hướng đến xây dựng một nghề cá bền vững.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Khi thủy sản được xuất khẩu, khách hàng bỏ tiền ra mua nên họ có quyền biết nguồn gốc hàng hóa. Nói dễ hiểu là tính hợp pháp của thủy sản. Nguồn gốc là các thông tin sản phẩm đó được khai thác từ đâu, quốc gia nào, mua của ai. Những việc làm này, trước đó qua quá trình dài còn bỏ ngỏ, nhưng hiện nay thì mình mới tập trung thực hiện”.

Việt Nam của chúng ta đã đi vào sân chơi chung, thì chúng ta cần phải tuân thủ luật chung. Nếu không thực hiện đúng luật thì thủy sản của nước ta không xuất khẩu và khó cạnh tranh với các thị trường khác được. Việt Nam đã bị thẻ vàng, về cơ bản còn xuất khẩu được. Tuy nhiên, sẽ bị tăng cường kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc đến cùng.

Hiện tỉnh Cà Mau có hơn 80 cửa sông thông ra biển, trong đó các cửa biển lớn dài từ Tây sang Đông thì đều có tàu từ 15m trở lên, nhưng cảng cá chỉ định hiện nay chỉ có cảng Sông Đốc (Trần Văn Thời, ) và Rạch Gốc (Ngọc Hiển) là rất bất cập.

Về luật quy định, tất cả tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khi ở biển vào bờ đều phải cập bến ở cảng chỉ định. Như vậy các tàu cá ở xa như Khánh Hội, U Minh, thì tốn nhiều chi phí khi di chuyển đến cảng cá chỉ định. Tuy nhiên, không cập bến cảng cá chỉ định thì không có biên nhận để phục vụ xuất khẩu.

Xem thêm
Giảm lượng, tăng chất để thủy sản có đủ năng lượng phục hồi sau thiên tai

Trong quá trình khôi phục sản xuất thủy sản sau thiên tai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt để giúp thủy sản tăng cường sức đề kháng.

Ngư dân Cù Lao Xanh sống tốt nhờ chuyển đổi nghề

BÌNH ĐỊNH Sau khi những nghề truyền thống không còn hiệu quả, ngư dân Cù Lao Xanh (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) chuyển sang các nghề khai thác hải sản khác cho thu nhập cao…

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Quảng Bình chậm hỗ trợ xử lý mất kết nối

Đã có hàng trăm lá đơn của ngư dân đề nghị gửi các cơ quan chức năng để xin được hỗ trợ xử lý việc mất kết nối thiết bị giám sát hành trình…