| Hotline: 0983.970.780

Chung tay phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Bảy 21/09/2019 , 12:34 (GMT+7)

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi vay, cho vay mới phục vụ tái đàn, hỗ trợ thực hiện thủ tục vay vốn… là những giải pháp Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh huyện Cẩm Xuyên (Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II) thực hiện nhằm chung tay giúp người chăn nuôi vượt qua dịch tả lợn Châu Phi.

12-44-10_1
Chị Nguyễn Thị Hạnh vui mừng khi nhận được thông tin Agribank CN Cẩm Xuyên sẽ giảm lãi vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gia đình chị.

Giữa tháng 5/2019, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xuất hiện tại Hà Tĩnh và Cẩm Xuyên là huyện đầu tiên bị “điểm mặt chỉ tên”. Địa phương này có “truyền thống” chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trong khu dân cư với mật độ cao, do đó, chỉ trong một thời gian ngắn DTLCP đã “phủ” gần hết các xã trên địa bàn, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên thông tin, hiện đã có 17 xã “dính” DTLCP; trong đó, 10 xã dịch đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn ốm, chết. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tổng đàn lợn nuôi trong khu dân cư đã giảm khoảng 30%, ngược lại, tổng đàn tại các trang trại quy mô vừa và lớn lại tăng lên khoảng 20%.

“Việc giảm đàn trong khu dân cư sẽ giảm bớt áp lực lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, khi tổng đàn ở các trang trại tăng đã gây khó khăn cho chủ trang trại trong việc quay vòng nguồn vốn. Rất may, nhiều trang trại được Agribank CN Cẩm Xuyên đồng hành, cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc cho vay mới, cho vay thêm nên duy trì được sản xuất”, ông Hà nói.

Giám đốc Agribank CN Cẩm Xuyên Nguyễn Phi Long cho biết, từ tháng 3/2019 đến nay, “cơn bão” DTLCP đã càn quét ở rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Hà Tĩnh. Để giúp người chăn nuôi trên địa bàn vượt qua giai đoạn khó khăn, Agribank CN Cẩm Xuyên đã xin ý kiến ngân hàng cấp trên hỗ trợ, giảm lãi xuống mức thấp nhất (từ 9%/năm xuống 6,5%/năm) cho một số khách hàng có đàn lợn bị DTLCP, như: ông Đặng Văn Đoàn, thị trấn Cẩm Xuyên; Nguyễn Văn Hiệu, xã Cẩm Yên; Nguyễn Kỳ Việt, xã Cẩm Bình… Đồng thời, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 150 khách hàng, với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng.

12-44-10_2
Cán bộ ngân hàng hướng dẫn hộ chăn nuôi hoàn tất thủ tục để được hưởng chính sách hỗ trợ sau DTLCP.

Năm 2012, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiệu, chị Nguyễn Thị Hạnh, xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng trang trại chăn nuôi lợn quy mô 50 nái và 500 con lợn thịt. Khoảng 2 năm đầu, dịch bệnh ít, giá giống, giá cám ổn định nên mỗi năm anh chị thu lãi hàng trăm triệu đồng. Những năm sau đó, chăn nuôi lợn càng ngày càng khó khăn, giá lợn hơi lên xuống thất thường nên anh chị quyết định giảm đàn xuống còn 55 con lợn nái và 30 con lợn thịt.

Giữa tháng 8/2019, DTLCP quét qua trang trại của đôi vợ chồng trẻ, toàn bộ số lợn trên phải tiêu hủy theo quy định. Theo chị Lê Thị Hạnh, do đàn lợn nái đang mang thai sắp đẻ, nên ước tính thiệt hại trên dưới 400 triệu đồng.

“Sau khi “trắng” chuồng, chồng tôi phải đi xuất khẩu lao động nước ngoài để kiếm tiền trả khoảng nợ 700 triệu đồng vay của Agribank CN Cẩm Xuyên. Khi đang “rối như gà mắc tóc” thì cán bộ ngân hàng đến động viên, hướng dẫn tôi làm thủ tục để giảm lãi và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vợ chồng tôi mừng lắm. Cảm ơn Agribank đã đồng hành với chúng tôi những lúc khó khăn như thế này”, chị Hạnh nhấn mạnh.

Chủ trang trại Hà Văn Thảo, thôn Hưng Thắng, xã Cẩm Hưng chia sẻ: “Lúc khó khăn Agribank Cẩm Xuyên là địa chỉ tin cậy để tôi xoay vốn. Ví như hồi cuối tháng 7/2019, tôi cần vốn tái đàn, Agribank kịp thời giải ngân thêm 400 triệu đồng để tôi mua 690 con lợn giống. Thú thực nếu không có vốn vay của ngân hàng tôi không thể duy trì trang trại đến bây giờ”.

12-44-10_3
Suốt thời gian DTLCP càn quét, hộ ông Thảo vẫn duy trì được sản xuất nhờ có nguồn vốn lưu động của Agribank.

Cùng với sự hỗ trợ nguồn lực của ngân hàng cộng với việc thực hiện quy trình chăn nuôi nghiêm ngặt đã giúp trang trại lợn thịt 700 con của ông Thảo đến nay vẫn an toàn trước “bão” DTLCP.

Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ trên, từ tháng 3 đến nay, Agribank CN Cẩm Xuyên còn cho vay mới số tiền hơn 11 tỷ đồng/120 khách hàng, để bà con tái đàn và mua vắc xin phòng chống dịch bệnh. Hộ vay nhiều nhất lên đến 1,1 tỷ, hộ thấp nhất 50 triệu đồng.

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.