| Hotline: 0983.970.780

Chuối Tuyên Quang bết bát

Thứ Bảy 21/03/2020 , 10:04 (GMT+7)

Khi chưa có dịch Covid-19 chuối quả của các nhà vườn ở Tuyên Quang có giá từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg, thế nhưng nay chỉ còn 2.000 đồng/kg, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Dù giá chuối ở Tuyên Quang chỉ 2.000 đồng/kg nhưng việc tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đào Thanh.

Dù giá chuối ở Tuyên Quang chỉ 2.000 đồng/kg nhưng việc tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đào Thanh.

Xã Trung Trực, huyện Yên Sơn là một trong những địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất tỉnh. Ở đây cây chuối được trồng trên đồi cao và cả soi bãi. Chuối là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế. Nhưng thời gian gần dây do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân không bán được sản phẩm.

Gia đình anh Đào Văn Xuân, thôn 4, xã Trung Trực trồng 4 ha chuối. Những vụ trước, chuối có giá từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg, mỗi tháng trừ chi phí anh thu lãi 15 triệu đồng. Riêng 3 tháng đầu năm anh thu lãi hơn 20 triệu đồng/tháng. Thế nhưng năm nay ảnh hưởng của dịch, chuối rớt giá, chỉ còn 2.000 đồng/kg mà vẫn không có người mua.

Anh Xuân cho biết, nhiều diện tích quả chuối đã đến lúc được thu hoạch, nhưng giá quá thấp. Trừ công thuê người thu hoạch, vận chuyển người trồng không còn lãi nên nhiều diện tích trên đồi cao anh đành để chín thối. Hiện anh đã phá khoảng 2 ha chuối để chuyển sang trồng rừng.

Gia đình ông Đào Kim Quy, xã Trung Trực làm nghề thu mua chuối 5 năm nay. Thế nhưng chưa khi nào ông thấy chuối có giá thấp như hiện nay. Bằng thời điểm này năm ngoái, trung bình mỗi ngày ông Quy thu mua khoảng 10 tấn chuối quả, nhưng nay chỉ còn 1 tấn/ngày, thậm chí có ngày không mua nổi 1 tấn.

Ông Quy cho biết, do phía Trung Quốc không thu mua, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên giá chuối chỉ đạt từ 1.200 đến 2.000 đồng/kg. Chuối rớt giá nên thương lái thu mua cũng rất dè dặt. Giá chuối xuống thấp lại tiêu thụ khó khăn khiến nhiều chủ vườn đã bỏ mặc chuối chín thối. Nhiều hộ trên địa bàn xã Trung Trực đã bỏ chuối để trồng rừng, trồng cây ăn quả.

Giống như ở Trung Trực, nhiều hộ trồng chuối ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn cũng khó khăn vì chuối rớt giá không tiêu thụ được. Toàn xã có gần 60 ha chuối, tập trung nhiều nhất tại các thôn Đồng Tày, Đô Thượng, Vông Vàng 2. Người dân trồng chuối xuất chủ yếu sang Trung Quốc. Hiện nay ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chủ yếu tiêu thụ trong nước, vì thế nhiều hộ trồng chuối gặp không ít khó khăn.

Chuối rớt giá khiến nhiều hộ dân ở Tuyên Quang thất thu. Ảnh: Đào Thanh.

Chuối rớt giá khiến nhiều hộ dân ở Tuyên Quang thất thu. Ảnh: Đào Thanh.

Gia đình anh Nguyễn Như Hoàn, thôn Vông Vàng 2, xã Xuân Vân làm nghề trồng và thu mua chuối hơn 10 năm nay. Với khoảng 20 ha chuối, anh Hoàn là hộ có diện tích trồng chuối lớn nhất tỉnh. Cách đây vài tháng khi chưa có dịch, giá chuối quả đạt 10.000 đồng/kg trung bình mỗi ha gia đình anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Thế nhưng mấy tháng nay, các cửa khẩu giáp biên giới Trung Quốc hạn chế thông thương khiến chuối tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Anh Hoàn cho biết, do việc lựa chọn cây giống, phân bón, chăm sóc tốt nên giá chuối quả của gia đình anh được thu mua 4.500 đồng/kg (cao hơn so với các vườn khác 2.500 đồng/kg) tuy nhiên với giá này gia đình anh không có lãi. Nếu giá chuối không nhích lên, nhất là trong dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, khi vườn chuối cho thu hoạch rộ, gia đình anh có thể lỗ cả trăm triệu đồng. Anh Hoàn hi vọng qua đợt dịch này, giá chuối sẽ tăng...

Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang có 2.100 ha chuối, tập trung nhiều nhất ở huyện Chiêm Hóa với 1.044 ha, Yên Sơn 338 ha, Sơn Dương 343 ha. Phần lớn các giống được trồng là giống bản địa. Với tình tạng chuối rớt giá như hiện nay, không ít hộ đang vấp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất