| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội:

Chương trình OCOP giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Chủ Nhật 26/12/2021 , 13:48 (GMT+7)

Trên 80% sản phẩm OCOP của Hà Nội trong thời kì dịch Covid-19 đều phát triển tốt, đặc biệt là nhóm nông sản thực phẩm, sản phẩm tươi và sản phẩm nông sản chế biến.

Giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Tây Hồ, Hà Nội).

Giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Tây Hồ, Hà Nội).

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) là chương trình khởi nguồn từ Nhật Bản ở thập niên 70 của thế kỷ trước. Tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 40 quốc gia học tập, triển khai thành công, đạt được nhiều thành tựu.

Thực chất, đây là giải pháp thúc đẩy kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng phát triển của các địa phương với mục đích tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ở Việt Nam, chương trình OCOP được thực hiện theo QĐ số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu của chương trình OCOP là phát triển hình thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đậm chất truyền thống, có tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn. Từ đó thực hiện tốt tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí của chương trình xây dựng NTM.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục Trưởng Chi cục PTNT Hà Nội, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM TP. Hà Nội, Thành phố đã xác định 3 trục chính để quản lý sản phẩm OCOP.

Thứ nhất là vấn đề số lượng sản phẩm. Theo 6 nhóm tiêu chí đánh giá, Hà Nội là địa phương có dư địa để phát triển sản phẩm OCOP vì Hà Nội có 1.350 làng có nghề, trên 1.000 hợp tác xã, 160 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 140 mô hình chuỗi liên kết và có trên 10.000 sản phẩm nông sản đã được cấp mã QR code.

Thứ hai là vấn đề đầu ra của sản phẩm. Hàng năm, TP. Hà Nội đều tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như các chủ thể OCOP đã được Thành phố đánh giá phân hạng và cấp sao.

Thứ ba, Hà Nội thường xuyên tổ chức các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP theo hình thức trực tuyến.

Ông Nguyễn Văn Chí thông tin thêm, trong năm 2021, đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội đã kiểm tra 50 chủ thể trên địa bàn Thành phố. Riêng với nhóm sản phẩm rau củ trên địa bàn TP. Hà Nội, có những chủ thể, các hệ thống phân phối cũng như các siêu thị đã đề nghị tăng giá cho phù hợp với thị trường thời điểm đó.

Tất cả những chủ thể của nhóm sản phẩm nông sản thực phẩm, trên thị trường luôn đạt doanh thu cao hơn nhóm sản phẩm khác. Cơ bản trên 80% sản phẩm OCOP của Hà Nội trong thời kì dịch Covid-19 đều phát triển tốt, đặc biệt là nhóm nông sản thực phẩm, sản phẩm tươi và sản phẩm nông sản chế biến.

Chương trình OCOP đóng góp một phần quan trọng trong chương trình xây dựng NTM của TP. Hà Nội.

Chương trình OCOP đóng góp một phần quan trọng trong chương trình xây dựng NTM của TP. Hà Nội.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM TP. Hà Nội cũng nhận định, mục đích cuối cùng của chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Trong bộ tiêu chí để đánh giá xã NTM có các tiêu chí liên quan đến vấn đề tổ chức sản xuất, vấn đề phát triển HTX, vấn đề môi trường và vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong 4 tiêu chí đó, sản phẩm OCOP, ngoài đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội tại địa phương, còn giúp đảm bảo vấn đề môi trường, giúp phát huy vai trò của HTX bằng việc huy động các xã viên tham gia tổ chức sản xuất ra sản phẩm tốt tham gia chương trình OCOP.

“Ngoài ra sản phẩm OCOP còn giúp cải thiện đời sống khu vực nông thôn, giảm nghèo, tăng thu nhập của địa phương. Chương trình OCOP đóng góp một phần rất quan trọng trong chương trình xây dựng NTM của TP. Hà Nội”, ông Nguyễn Văn Chí khẳng định.

Chi cục Trưởng Chi cục PTNT Hà Nội cũng đưa ra vấn đề, hiện nay, nhiều chủ thể OCOP vẫn quan niệm bao bì, nhãn mác chỉ để phục vụ cho việc đóng gói chứ chưa hình thành tư duy đó là giá trị văn hóa, lịch sử được kết tinh thông qua nhãn mác, nhãn hiệu của sản phẩm.

Theo đó, TP. Hà Nội hiện đang không chỉ đang tập trung phát triển nhóm sản phẩm OCOP để xuất khẩu mà còn đẩy mạnh phát triển nhóm sản phẩm làm quà tặng cho một số lượng lớn khách du lịch hàng năm.

“Ngoài ra, ngành nông nghiệp nói chung và chương trình OCOP nói riêng không nên chú trọng yếu tố số lượng mà cần tập trung gia tăng giá trị bằng cách áp dụng khoa học công nghệ vào khâu sản xuất”, ông Nguyễn Văn Chí chia sẻ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.