| Hotline: 0983.970.780

Chuyện dân chủ ở Đông Ba

Thứ Sáu 08/10/2010 , 10:56 (GMT+7)

Câu chuyện chia lại đất bãi ở thôn Đông Ba, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm (Hà Nội) được xem như là bài học về vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức Đảng.

Niềm vui của những người dân đi nhận đất

Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn là một trong 19 tiêu chí xây dựng NTM. Câu chuyện chia lại đất bãi ở thôn Đông Ba, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm (Hà Nội) được xem như là bài học về vấn đề này. 

Đông Ba là làng văn hóa thuộc xã Anh hùng Thượng Cát. Từ mười mấy năm nay, Đông Ba là một trong những thôn đi đầu trong việc thực hiện đời sống dân chủ ở nông thôn và nhất là việc tham gia giám sát thực hiện các chủ trương chính sách và đường lối của Đảng, Nhà nước tại địa phương thông qua các dự án thu hồi, sử dụng đất đai. Lâu nay chỉ có chuyện chính quyền  tổ chức cưỡng chế nông dân để giao đất cho doanh nghiệp (DN) chứ nào  có việc nông dân được “cưỡng chế DN” để thu hồi lại đất bãi chia cho chính mình? Thế mà chuyện đó xảy ra ở Đông Ba.

Mới rồi, hàng trăm công dân thôn Đông Ba nét mặt hồ hởi kéo ra cánh bãi ven sông Hồng, tổ chức xẻ rãnh, yêu cầu ngừng việc bơm hút cát của Cty Hoàng Bình và Cty Bình Minh. Kế hoạch này do HTX Đông Ba xây dựng phương án và được ông Ngô Đình Quyền, chủ tịch UBND xã Thượng Cát, phê duyệt.

Theo bà Lê Thị Năm, Chủ nhiệm HTX Đông Ba, có được bản kế hoạch này là quá trình nan giải nhiều năm liền nhân dân địa phương đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp huyện và thành phố đề nghị giải quyết việc cho thuê trái pháp luật, sử dụng kém hiệu quả vùng đất bãi sông Hồng thuộc thôn Đông Ba. Trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn, người dân đã kiên trì giám sát việc thực hiện các chủ trương chính sách về đất đai và sử dụng đất đai giao cho các DN. Thực hiện quyền làm chủ của người dân, theo đúng pháp luật, mặc dù thời gian kiến nghị kéo dài nhiều năm, cuối cùng việc làm đúng pháp luật của nhân dân thôn Đông Ba đã được UBND TP Hà Nội giao cho UBND huyện Từ Liêm giải quyết và huyện lại giao cho UBND xã thực hiện.

Ngày 4/8/2010, UBND xã Thượng Cát có văn bản giao cho HTX Đông Ba xây dựng kế hoạch cắt điện, xẻ rãnh cắt đường đối với những đơn vị và cá nhân vi phạm trên đất bãi đồng thời lập phương án giao 51.000m2 đất bãi cho xã viên ký hợp đồng với UBND xã. Ngày 4/9/2010, HTX Đông Ba đã làm việc với 2 Cty Hoàng Bình và Hoàng Minh thông báo về việc nhân nhân xẻ rãnh cắt đường không cho 2 Cty này chuyên chở cát đi qua diện tích đất nhân dân đã được xã giao theo sự phê duyệt của UBND xã.

 Ngày ra quân cắt đường xẻ rãnh và chia lại đất bãi cho dân ở thôn Đông Ba vui như hội. Kế hoạch được tiến hành xẻ rãnh cắt đường vào xưởng gạch blốc song song với đường vào bãi cát của Cty Hoàng Bình, xúc ủi khơi thông luồng mương tiêu cắt đường từ bãi Đông Ba sang bãi Thượng Cát (đường sang bãi cát Cty Hoàng Hải đang vi phạm) trả lại hiện trạng ban đầu của mương tiêu thoát nước. Giao 51 ngàn m2 đất bãi cho 465 hộ gia đình trong thôn, bình quân mỗi hộ 109,6 m2;  tiêu chí chia đất theo khẩu, con gái địa phương đi lấy chồng vẫn được chia đất; các đối tượng khác như con dâu, cháu nội cán bộ có lương hưu quê gốc ở Đông Ba trước không được chia đất theo Nghị định 64 nay đều được chia.

 Nằm trong danh sách các khẩu được chia đất theo quyền lợi, các khẩu phải có nghĩa vụ đóng góp kinh phí để thuê máy ủi đào rãnh cắt đường và bảo vệ khu đất bãi tránh hiện trạng các Cty lẻn san ủi chiếm đất làm đường đi vào khu đất bãi đã giao cho dân.

Ông Nguyễn Văn Muôn 70 tuổi, 42 năm tuổi Đảng, cán bộ nghỉ hưu, có mặt tại hiện trường nói với chúng tôi: "Chủ trương của Đảng ủy xã cho nhân dân thôn Đông Ba tìm các đối tác liên doanh liên kết khai thác vùng đất bãi có hiệu quả cao theo đúng pháp luật. Chủ trương thì đúng nhưng thực hiện thì có nhiều việc vi phạm pháp luật trong ký kết hợp đồng cho thuê mượn đất và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với địa phương, dẫn đến hiệu quả khai thác vùng đất bãi không có hiệu quả, trong đó có 51/84 ngàn m2 bỏ hoang hóa nhiều năm. Vì thế nhân dân Đông Ba đề nghị giao lại diện tích đất bãi bỏ hoang để bà con sử dụng có hiệu quả, đây là nguyện vọng chính đáng của dân và đúng chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước".

Bà Lê Thị Gần, một người dân ở đây, cho biết: Việc UBND xã giao 51 ngàn m2 đất bãi bỏ hoang sử dụng kém hiệu quả trong nhiều năm qua là việc làm đúng đạo lý và đúng pháp luật. Việc thực hiện quy chế dân chủ là việc làm thiết thực, chứ không chỉ là hình thức; cứ theo quy chế dân chủ này, làng quê chắc chắn sẽ có nhiều đổi mới.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm