| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi mạnh sang cây trồng dùng ít nước

Thứ Năm 14/11/2019 , 09:37 (GMT+7)

Thời tiết diễn biến thất thường, nắng hạn kéo dài đã làm hàng ngàn ha cây trồng trên địa bàn các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên bị thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất vụ hè thu, vụ mùa cũng như vụ đông xuân năm 2019.

Sản xuất lúa sụt giảm

Ngày 13/11, tại Gia Lai, Bộ NN- PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị “Sơ kết sản xuất vụ hè thu, mùa năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông xuân 2019-2020 các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên”. Thứ trưởng Bộ Lê Quốc Doanh tham dự và chủ trì hội nghị.

img-1735183916985
Hội nghị sơ kết sản xuất vụ hè thu, mùa năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông xuân 2019-2020.

Theo Cục Trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu, vụ mùa năm 2019 tại các tỉnh là hơn 450 nghìn ha lúa và khoảng 675 nghìn ha rau màu. Trong đó, lúa hè thu 2019 ước đạt 178,6 nghìn ha, giảm 6,6 nghìn ha; năng suất ước đạt 60,05 tạ/ha, tăng 0,27 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.073 nghìn tấn, giảm 34,6 nghìn tấn so với vụ hè thu 2018.

Trong khi đó, diện tích vụ lúa mùa ước đạt 275,30 nghìn ha, giảm 5,3 nghìn ha; năng suất ước đạt 50,45 tạ/ha, tăng 0,55 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.389 nghìn tấn, giảm 11,2 nghìn tấn so với vụ mùa 2018. Theo các Sở NN- PTNT, sản xuất lúa cả năm 2019 ước đạt 774,10 ha, giảm 12,9 nghìn ha; năng suất ước đạt 51,76 tạ/ha tăng 0,49 tạ/ha; sản lượng ước đạt 773 nghìn tấn, giảm 6 nghìn tấn.

Diện tích lúa năm 2019 sụt giảm là do chuyển đổi sang 16,35 nghìn ha cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Đồng thời, việc chuyển đổi cây trồng đã làm giảm khoảng 50% nhu cầu lượng nước tưới và làm giảm đáng kể chi phí xăng dầu bơm tưới, khấu hao thiết bị và công lao động.

Đối với vụ lúa đông xuân 2019, kế hoạch toàn vùng ước đạt 317,30 nghìn ha, giảm 2,90 nghìn ha; năng suất ước đạt 65,48 tạ/ha, tăng 0,24 tạ/ha; sản lượng 2.078 nghìn tấn, giảm 11 nghìn tấn so với cùng kỳ.

Việc nắng nóng khô hạn xảy ra sớm và gay gắt khiến trên 17 nghìn ha cây trồng bị hạn nặng. Dự báo khô hạn cũng có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ đông xuân trong vùng, nhất là tại Tây Nguyên khi có tới 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngoài khu vực có công trình thủy lợi. Trong khi đó, một số nơi, các hồ chứa đang có lượng nước tích đạt thấp, như hồ Ka Nak tại Gia Lai hiện chỉ tích được 30% dung tích.  

Theo Tổng cục Thủy lợi, diện tích lúa bị sụt giảm một phần do diễn biến thời tiết thất thường, lượng mưa trong vùng thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-60%. Đặc biệt vụ lúa hè thu 2019, do nắng nóng gay gắt và lượng mưa thiếu hụt khiến nhiều hồ nhỏ cạn nước. Cao điểm có trên 290 hồ chứa cạn nước tập trung nhiều ở các tỉnh Bình Định (145 hồ), Quảng Ngãi (114 hồ)...
 

Bàn giải pháp nguồn nước tưới

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, vụ đông xuân tới sẽ xảy ra nắng hạn đối với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, ảnh hưởng đến cây trồng.

Để đảm bảo đủ nguồn nước tưới, các địa phương cần theo dõi diễn biến thời tiết, dự báo nguồn nước để kịp thời điều chỉnh kế hoạch phân phối nước, thực hiện tiết kiệm nước khi hạn hán xảy ra. Các tỉnh cũng cần tích nước hợp lý cho các hồ chứa, nạo vét kênh mương, bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp, tránh gieo trồng ở vùng không đảm bảo về nguồn nước.

Về lâu dài, Tổng cục Thủy lợi khuyến khích người dân áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng dịch chuyển mùa vụ, cơ cấu cây trồng để phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Cục Trồng Trọt cũng khuyến cáo người dân sản xuất cây trồng trên vùng có nguy cơ hạn hán tập trung bố trí chuyển đổi từ 3 vụ xuống còn 2 vụ. Đẩy mạnh chuyển đổi những vùng thiếu nước sang trồng cây ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước.

20191030-074532183850264
Cần tập trung nguồn nước cho cây lúa vụ đông xuân.

Về phía địa phương, ông Nguyễn Tấn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, có rất nhiều hồ chứa trên địa bàn mực nước thấp hơn bình thường từ 0,2m đến 1,62m. Do đó vụ đông xuân có khả năng xảy ra hạn hán cục bộ. Ông Liêm kiến nghị Bộ quan tâm, kiện toàn, từng bước nâng cấp hệ thống đập dâng thành hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh để phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đề nghị Cục Trồng Trọt phối hợp Tổng cục Thủy lợi theo dõi kịp thời nguồn nước nước để cân đối, bố trí kế hoạch sản xuất, phù hợp. Thứ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý. Theo đó, những khu vực nguồn nước thiếu hụt thì phải chuyển đổi sang loại cây trồng cần ít nước tưới hơn. Về giống, nên sử dụng giống lúa ngắn ngày, chất lượng. Cùng với đó, quan tâm đến lịch xả nước, nạo vét kênh mương, xây dựng quy trình kĩ thuật canh tác, tiến bộ kĩ thuật và chất lượng giống.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất