| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số, cải thiện hiệu quả chăn nuôi

Thứ Sáu 08/03/2024 , 09:41 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ số và khoa học kỹ thuật hiện đại vào chăn nuôi tại Hải Phòng cho hiệu quả rõ rệt, giúp tăng năng suất lao động, bảo đảm an toàn sinh học.

Mô hình nuôi gà đẻ trứng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số điều khiển trên hệ thống cảm biến khí hậu của anh Nguyễn Quang Vình. Ảnh: Đinh Mười.

Mô hình nuôi gà đẻ trứng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số điều khiển trên hệ thống cảm biến khí hậu của anh Nguyễn Quang Vình. Ảnh: Đinh Mười.

Thời gian gần đây, với công nghệ kỹ thuật số điều khiển trên hệ thống cảm biến khí hậu để chăm sóc đàn gà đã giúp anh Nguyễn Quang Vình, trú tại xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng chăn nuôi hiệu quả hơn, không chỉ cho năng suất, chất lượng cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, bền vững.

Anh Vình chia sẻ, đầu năm 2023, gia đình anh được Sở NN-PTNT Hải Phòng hỗ trợ triển khai ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ số trong sản xuất và giám sát môi trường nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi.

Với hệ thống thiết bị quản lý thông minh này gia đình anh Vình đã có thể theo dõi đàn gà đẻ của gia đình mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, có những lúc không có mặt ở trang trại hoặc đi chơi xa, người chăn nuôi vẫn điều khiển việc ăn, uống, theo dõi sức khỏe của đàn gà mà không phải trực tiếp vào chuồng như trước đây.

Từ khi có hệ thống cho ăn tự động đã hỗ trợ gia đình theo dõi, chăm sóc gà đẻ trứng hiệu quả. Đặc biệt, khi áp dụng công nghệ này hệ thống máy móc xung quanh trang trại sẽ được gắn cảm biến bao quát toàn bộ khu vực chuồng nuôi và được kết nối internet.

Nếu như trước đây, khi chưa áp dụng công nghệ số vào chăn nuôi lượng trứng gà đẻ thu về không đều, với 12.000 con gà đẻ, mỗi ngày gia đình chỉ thu về được 9.100 trứng gà thương phẩm. Từ khi khi áp dụng công nghệ số vào chăn nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển đồng đều hơn, đẻ trứng sai hơn trước, tăng được khoảng 400-500 trứng/ngày.

“Việc vận hành việc chăm sóc vật nuôi bằng công nghệ số là sự đột phá trong việc quản lý chăn nuôi. Người nuôi hoàn toàn vận hành, điều khiển hệ thống thiết bị trên điện thoại thông minh. Qua đó giúp tôi tiết kiệm được nhân công lao động, điện năng sử dụng, thời gian quản lý, mang lại hiệu quả rõ rệt”, anh Vình đánh giá.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng (bên trái ảnh) hướng dẫn vận hành máy móc cho người chăn nuôi. Ảnh: Đinh Mười.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng (bên trái ảnh) hướng dẫn vận hành máy móc cho người chăn nuôi. Ảnh: Đinh Mười.

Không chỉ gia đình anh Vình mà thời gian gần đây, hàng trăm hộ chăn nuôi ở Hải Phòng đã ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào chăn nuôi, quá đó năng suất, hiệu quả chăn nuôi được cải thiện rõ rệt. Đơn cử như tại Công ty Cổ phần Giống gia cầm Lượng Huệ, hiện tại doanh nghiệp này đã thực hiện ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các khâu sản xuất, kinh doanh.

Riêng với hoạt động sản xuất, doanh nghiệp này đã ứng dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại như: sử dụng công nghệ ấp tự động đa kỳ để ấp nở con giống gia cầm; chăn nuôi theo công nghệ chuồng kín; chủng vaccine cho gà 1 ngày tuổi bằng máy tiêm đếm tự động với công nghệ vaccine phòng 4 bệnh, 5 bệnh hoặc 6 bệnh trên gà giống 1 ngày tuổi.

Đối với hoạt động giết mổ gia cầm, doanh nghiệp đã sử dụng không gian mạng để quảng bá sản phẩm, kết nối trực tiếp với khách hàng qua các trang thông tin điện tử, mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm, kết nối trực tiếp với khách hàng để tương tác, trao đổi thông tin.

Những công này đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, góp phần gia tăng lợi nhuận và phát triển phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng, hiện nay, toàn thành phố có hơn 1.000 trang trại chăn nuôi, trong trang trại lợn là 170, trang trại gà là 914 và gần 40.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Thời gian qua, việc chuyển đổi số liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi đã được Hải Phòng triển khai như: xây dựng kho dữ liệu dùng chung, cổng dữ liệu mở của thành phố, các ứng dụng trên nhiều nền tảng số để cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT Hải Phòng cũng triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển nền tảng số, dữ liệu số có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi như: Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu nông sản, số hóa hồ sơ tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,…

Thực tế việc thực hiện ứng dụng công nghệ số và khoa học kỹ thuật hiện đại vào các khâu trong quá trình sản xuất tại các cơ sở sản xuất chăn nuôi trong thời gian qua cho thấy hiệu quả rõ rệt, giúp gia tăng năng suất lao động, bảo đảm an toàn sinh học. Đặc biệt, đây là giải pháp hữu hiệu giải quyết khâu kết nối giữa nhà sản xuất và khách hàng.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp ở Hải Phòng sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất. Xây dựng kho dữ liệu dùng chung, cổng dữ liệu mở của thành phố, các ứng dụng trên nhiều nền tảng số để cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp.

Mặt khác, sẽ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về chăn nuôi như: cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi, các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi,… để tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung của ngành và thành phố Hải Phòng.

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất