| Hotline: 0983.970.780

Chính sách di dân, TĐC công trình thuỷ điện Tam Hiệp

Thứ Tư 12/01/2011 , 10:57 (GMT+7)

Sau 18 năm thực hiện hoàn thành công tác di dân, TĐC, đến nay đã có 30% số dân TĐC có cuộc sống cả về vật chất và tinh thần tốt hơn nơi ở cũ.

Từ ngày 3- 9/1, Đoàn công tác Bộ NN - PTNT do Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng làm trưởng đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm thực hiện hậu di dân, tái định cư (TĐC) tại Dự án nhà máy thủy điện Tam Hiệp - Trung Quốc.

Đoàn đã làm việc với Ủy ban Quốc vụ viện Tam Hiệp; lãnh đạo chính quyền; Cục Di dân thành phố Nghi Xương; chính quyền thị trấn Tam Lầu Bình thuộc TP Nghi Xương; lãnh đạo khu Hợp Xuyên và Sở Ngoại vụ thành phố Trùng Khánh. Đoàn đã tiếp xúc với một số hộ TĐC đô thị tại thị trấn Tam Lầu Bình thuộc TP Nghi Xương và một số hộ TĐC nông nghiệp tại thôn Tiến Thất - khu Hợp Xuyên - TP Trùng Khánh.  

Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng tìm hiểu chính sách hỗ trợ người dân di dời

Công trình thủy điện Tam Hiệp - Trung Quốc là công trình thủy điện lớn nhất thế giới có công suất lắp máy là 22.400 MW, hàng năm sản suất được 84,7 tỷ kwh, di dời 1,13 triệu người và 1.630 nhà máy, với tổng vốn đầu tư phê duyệt tháng 5/1993 là 90,09 tỷ nhân dân tệ (trong đó vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy là 50,09 tỷ nhân dân tệ, vốn đầu tư cho di dân là 40 tỷ nhân dân tệ); do các biến động về giá cả, thay đổi lãi suất ngân hàng và tỷ giá hối đoái, nâng tổng vốn đầu tư lên 180 tỷ nhân dân tệ (trong đó vốn xây dựng nhà máy khoảng 95 tỷ nhân dân tệ, vốn dành cho di dân khoảng 85 tỷ nhân dân tệ). Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn kêu gọi, yêu cầu các tỉnh, thành phố có tiềm lực kinh tế hỗ trợ thêm 80 tỷ nhân dân tệ để thực hiện di dân; như vậy, tổng vốn đầu tư thực hiện di dân công trình thủy điện Tam Hiệp là 165 tỷ nhân dân tệ.

Về chính sách di dân, TĐC công trình thủy điện Tam Hiệp - Trung Quốc, ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ theo quy định và được đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, người dân TĐC được Nhà nước cấp đất ở, vườn là 80m2/người, đất sản xuất 466,7 m2/người, mua BHXH trong 20 năm với kinh phí là 17.000 đến 18.000 nhân dân tệ/người và được hưởng chế độ hưu khi nữ đủ 50 tuổi và nam đủ 60 tuổi và được hỗ trợ 600 nhân dân tệ/người/năm trong 20 năm tính từ khi người TĐC di chuyển đến nơi ở mới. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; đối với những lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và giới thiệu việc làm…

Sau 18 năm (1993 - 2010) thực hiện hoàn thành công tác di dân, TĐC, đến nay đã có 30% số dân TĐC có cuộc sống cả về vật chất và tinh thần tốt hơn nơi ở cũ, 50% số dân TĐC có cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng nơi ở cũ và 20% số dân TĐC có cuộc sống cả về vật chất và tinh thần thấp hơn nơi ở cũ.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống của người dân vùng TĐC công trình thủy điện Tam Hiệp, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đầu tư cho giai đoạn hậu TĐC với tổng vốn là 120 tỷ nhân dân tệ trong 10 năm (giai đoạn 2011- 2020), số vốn trên được trích từ thu nhập giá điện hàng năm của công trình thủy điện Tam Hiệp (0,005 tệ/kwh, 0,003 tệ/m3 nước) và phần thuế dành cho địa phương theo quy định của pháp luật. Nhằm tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ đời sống, phát triển sản xuất trên và đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng đã xuống cấp sau 18 năm thực hiện di dân, cũng như đầu tư xây dựng một số công trình mới cần thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng TĐC.

Kết quả khảo sát trên là những nội dung cần được nghiên cứu và tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc xây dựng chính sách hậu TĐC Dự án thủy điện Sơn La trong thời gian tới.

Xem thêm
Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm