| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia Thái Lan nói ‘nhập khẩu gạo’ là chiến lược khôn ngoan của Việt Nam

Chủ Nhật 31/01/2021 , 16:27 (GMT+7)

Ông Suwatchai Songwanich, Phó chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok (Thái Lan) nói như vậy sau khi Việt Nam lần đầu tiên nhập khẩu gạo từ Ấn Độ sau nhiều chục năm.

Theo vị chuyên gia này, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới vừa qua đã có một động thái đáng ngạc nhiên khi bắt đầu nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. “Họ đang nhập khẩu gạo từ Ấn Độ với giá rẻ hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi vẫn giữ được sản lượng gạo sản xuất nội địa hiện đang được xuất khẩu ở mức giá cao nhất trong nhiều năm”, ông Suwatchai nói.

Theo tờ Bangkokpost, giá gạo của Việt Nam gần đây đang cao hơn giá gạo của Thái Lan, điều ít thấy trong nhiều năm qua. Một trong những lý do là Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với EU, mở ra cánh cửa vào thị trường châu Âu đầy tiềm năng. Tiếp đến là bản Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng được Việt Nam ký kết dịp cuối năm ngoái cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội thị trường hơn lúa gạo của nước này có giá cao hơn.

Việt Nam đang ở vị thế tốt để tận dụng những cơ hội này. Ngoài ra họ đã nỗ lực cải thiện chất lượng và chủng loại gạo của mình, bằng việc sản xuất ra nhiều loại gạo thơm chất lượng cao.

Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã và đang phát triển các bộ giống lúa theo xu hướng thị trường, chẳng hạn như loại gạo hạt trắng mềm cũng như tổ chức lại phương thức sản xuất, cải thiện an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng, và tăng năng suất lúa.

Những nỗ lực này đã dẫn đến năng suất lúa cao hơn, được nhận diện thương hiệu tốt hơn và được thế giới đánh giá cao. Cụ thể là gạo ST25 đã giành được loại gạo ngon nhất tại Hội nghị Thương mại Gạo Thế giới năm 2019 và tiếp tục đứng thứ hai vào năm ngoái.

Theo các chuyên gia, Thái Lan từng giữ ngôi vị là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng hiện đã tụt xuống vị trí thứ ba sau Ấn Độ và Việt Nam. Thái Lan cần học hỏi cách Việt Nam điều chỉnh chính sách thương mại để phù hợp với diễn biến thị trường.

“Gạo Thái đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây khi người tiêu dùng chuyển dần sang các loại gạo hạt mềm hơn. Nước này đang có nguy cơ tụt xuống vị trí thứ năm trong thập kỷ tới nếu vẫn tự mãn và không phát triển một chiến lược lúa gạo dài hạn, đa dạng và cạnh tranh hơn.

“Mặc dù có một số dấu hiệu tích cực cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang hành động trên mặt trận này, bằng việc năm ngoái Bangkok đã công bố chiến lược 5 năm nhằm đẩy nhanh sự phát triển của 12 giống lúa mới. Tuy nhiên, Thái Lan sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để giành lại ngôi vị nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Để đánh giá từ kinh nghiệm của Việt Nam, toàn bộ chuỗi cung ứng cần được xem xét. Năng suất của Thái Lan cũng tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực trong nhiều năm - năng suất lúa địa phương khoảng 450 kg/rai so với 960kg của Việt Nam và 2 tấn của Trung Quốc”, ông Suwatchai cho biết.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn PAN cán mốc nghìn tỷ

Tập đoàn PAN công bố kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu hợp nhất đạt 16.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất