| Hotline: 0983.970.780

Chuyện về những 'ông vua' miền núi phía Bắc: Đèo Văn Long ở xứ Thái

Thứ Tư 04/07/2018 , 14:05 (GMT+7)

Chuyện về những “ông vua” miền núi phía Bắc từng làm điên đảo một vùng đất nay đã lui vào quá khứ. Trong những cuộc điền dã của mình, tôi đã ghi chép được khá nhiều chuyện về cuộc sống vương giả của họ.

Đó là những điều mắt thấy tai nghe và tham khảo qua nhiều nguồn tư liệu, có lẽ còn nhiều khiếm khuyết, song sẽ cung cấp góc nhìn về những “ông vua”.
 

"Vua" xứ Thái

Gia tộc Đèo Văn Long là người Tàu, ông tổ của hắn là Cầm Văn An, chủ hãng buôn lớn ở Quảng Đông. Vì vỡ nợ, bị dọa truy sát, Cầm Văn An dắt vợ và con trai là Cầm Văn Seng (còn gọi là Cầm Văn Sinh) trốn chạy xuống vùng núi phía Bắc Việt Nam, phiêu dạt trên đất Lai Châu, lấy bản Nậm Dòn, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè làm quê hương bản quán.

19-56-22_t1
Đèo Văn Long (ảnh sưu tầm trên Intenet)

Cầm Văn An giao hảo với tù trưởng họ Đèo là người địa phương, sau đó kết làm thông gia. Khi vị tù trưởng họ Đèo lâm bệnh mất, Cầm Văn An, Cầm Văn Sinh chiếm quyền cai quản vùng đất Sipsong Chuthai (mười hai xứ Thái) rộng lớn từ Lai Châu và một phần đất Vân Nam (Trung Quốc). Từ họ Cầm chúng đổi sang họ Đèo để lừa gạt người dân địa phương, coi chúng là dòng tộc người Thái của Việt Nam.

Con cả của Đèo Văn Sinh là Đèo Văn Trị, sinh năm 1849, mất năm 1908 (có tài liệu viết là Điêu Văn Trì, hoặc Đèo Văn Trì. Điêu- Đèo cách phát âm của người Thái na ná nhau). Khi 16 tuổi Đèo Văn Trị đã cùng cha đi đánh người Sh an- một tộc người thiểu số của Trung Quốc xâm lấn đất đai và sách nhiễu nhân dân biên giới. Để thưởng công cho cha con họ Đèo, triều đình nhà Nguyễn đã phong chức quan đạo cho hai cha con, nắm quyền cai trị một vùng đất rộng lớn từ Sơn La sang đến tận Phong Thổ, Lai Châu.

Đèo Văn Long sinh năm 1890 là con thứ của Đèo Văn Trị, do có tư chất thông minh, lại liều lĩnh nên được Đèo Văn Trị tin cậy giao phó cho nhiều công việc. Sau cuộc nổi dậy của Tôn Thất Thuyết bất thành, vua Hàm Nghi phải ra hịch Cần Vương kêu gọi dân chúng nổi dậy. Hưởng ứng lời kêu gọi, Đèo Văn Trị đã lãnh đạo sắc tộc Thái và một số dân tộc khác vùng Lai Châu đứng lên chống Pháp, đại bản doanh đặt ở Bình Lư (nay là huyện Tam Đường). Tháng 11/1886, quân Pháp đánh vào Bình Lư, nghĩa quân của Đèo Văn Trị chống cự không nổi phải rút về Mường Bo, sau rút về Sa Pa rồi về Lai Châu. Một thời gian dài nghĩa quân hoạt động chống Pháp ở Sơn La và Lai Châu.

Gia tộc Đèo Văn Trị vẫn ăn mặc theo trang phục Tàu (ảnh sưu tầm trên Intenet)

Không tiêu diệt được nghĩa quân của Đèo Văn Trị, Pháp dùng kế ly gián tung tin Tôn Thất Thuyết muốn thủ tiêu Đèo Văn Trị để trốn sang Trung Quốc, với sự môi giới của Auguste Pavie, Đèo Văn Trị chấp nhận đầu hàng mở đường cho quân đội Pháp tiến vào Mường Thanh.

Với âm mưu dùng người Việt trị người Việt, Pháp khôi phục cho Đèo Văn Trị cai quản vùng đất Sipsong Chuthai. Năm 1908, Đèo Văn Trị mất, trao lại quyền bính cho con là Đèo Văn Kháng, sau đó Kháng chết, Đèo Văn Long thay anh trai lên nắm quyền.

19-56-22_t3
Chân dung Đèo Văn Trị (ảnh sưu tầm trên Intenet)

Đèo Văn Long là kẻ tàn bạo, hắn tiếp tục mở rộng lâu đài của cha ông xây dựng ở ngã ba sông Đà và sông Nậm Na, nằm cạnh con đường lên Mường Tè, thành pháo đài quân sự và cũng là nơi giam giữ tra tấn những người chống lại quyền lực của hắn. Đây là vị trí hiểm yếu, khó công dễ thủ. Tại đây có thể kiểm soát được con đường sang Mường Lay lên Điện Biên, khống chế con đường từ Mường Tè hay trên Phong Thổ, Bình Lư xuống.

Bởi trước mặt là ngã ba sông Đà mênh mông sóng nước, trên là núi cao đối phương khó bề tiếp cận, đường từ dưới sông lên dốc đứng, nếu đối phương chọn đường thủy tấn công thì không thể chống được khi quân từ phía trên đánh xuống. Thế núi thế sông hiểm yếu như vậy giúp cha con họ Đèo chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài, nếu thất bại có thể rút lui theo đường thủy, hoặc chạy qua ngả Mường Tè hoặc lên Phong Thổ dọc sông Nậm Na.
 

Lâu đài đá đen

Ngoài việc cho quân lính đi cướp bóc vơ vét của cải của nhân dân trong vùng, Đèo Văn Long còn đóng những chiếc thuyền lớn, lấy sông Đã làm trục giao thông chính chở lâm thổ sản mà hắn đã cướp được của nhân dân địa phương mang xuống miền xuôi bán: Thuốc phiện, da hổ, da báo, sừng hươu nai, mật ong, mật gấu, nấm hương…sau đó chở hàng hóa lên bán cho người dân địa phương: Vải vóc, muối, dầu, thuốc lào, diêm, bật lửa…Hắn trở lên giàu có nhất vùng, lại được sự bảo trợ của Pháp, nên hắn tự xưng là vua xứ Thái.

19-56-22_t4
19-56-22_t5
Lâu đài của Đèo Văn Long đã sụp đổ nhìn từ hai phía

Kiến trúc lâu đài Đèo Văn Long đậm chất kiến trúc người Thái, nằm trên diện tích chừng hơn một ha. Khu nhà Đèo Văn Long ở là ngôi nhà hai tầng, sàn làm bằng gỗ, tường xây gạch đỏ nung tại chỗ, mái lợp bằng đá phiến. Dọc bờ sông Đà và sông Nậm Na có những mỏ đá giấy, khi mới đào trong đất ra có thể dễ dàng tách ra thành mảnh sau đó cắt thành miếng vuông, khi gặp không khí đá cứng lại như sành. Có hai loại đá giấy, loại màu đen và loại màu vàng. Đá đen cứng hơn, khai thác cũng khó hơn, mái nhà của Đèo Văn Long lợp loại đá đen, bà Lù Thị Luy nhà nằm cạnh lâu đài của Đèo Văn Long nói với tôi như thế.

Xung quanh lâu đài là bức tường thành cao trên 3m, được xây bằng đá phiến dày 40-50cm, rất vững chãi, đại bác bắn không thủng. Trên tường có nhiều lỗ châu mai quan sát phía bên ngoài và tấn công những người muốn xâm nhập vào lâu đài. Bởi thế, có thể gọi lâu đài của Đèo Văn Long là pháo đài quân sự cũng không sai.

19-56-22_t6
Dãy nhà gia binh bị tàn phá

Để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953, sư đoàn 316 tiến đánh thị xã Lai Châu (đặt ở thị trấn Mường Lay bây giờ). Quân Pháp tại đây thất thủ, Đèo Văn Long vội vã mang theo gia quyến chạy theo quân Pháp về Hà Nội với âm mưu quay lại Lai Châu nếu chiến dịch Điện Biên Phủ thất bại. Nhưng cả quân Pháp và Đèo Văn Long không thể ngờ, sau 56 ngày đêm chiến đấu, cứ điểm quân sự Điện Biên Phủ bị đập tan, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Đèo Văn Long chạy sang Pháp lưu vong.

Lâu đài của vua Thái Đèo Văn Long bị thời gian và nỗi căm giận của người dân phá hủy. Khi tôi đến, ngôi nhà hai tầng mái ngói đã sụp đổ trơ bốn bức tường, sàn gỗ mục ruỗng, khu gia binh bị phá tan tành, cây cối và dây leo chằng chịt, nhiều đoạn tường bị phá sập đổ. Một phần của lâu đài được sửa chữa thành lớp học cho các cháu học sinh.

Năm 2010, thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước, khu dinh thự của Đèo Văn Long bị chìm vĩnh viễn xuống Thủy cung.

Bức tường bao quanh bảo vệ quyền lực của vua Thái đã sụp đổ
Ngã ba sông Đà nhìn từ lâu đài Đèo Văn Long
19-56-22_t10
Bà Lù Thị Luy giới thiệu những phiến ngói giấy

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm