| Hotline: 0983.970.780

Chuyên viên Sở GT-VT Nghệ An xin nương nhẹ cho Trạm trộn bê tông không phép

Thứ Ba 30/06/2020 , 10:42 (GMT+7)

Sau khi phản ánh Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt ở xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu gây ô nhiễm, chúng tôi nhận được nhiều tin nhắn xin gặp gỡ, đề nghị nương tay...

Trạm trộn bê tông không phép đã hoạt động từ năm 2019 nhưng không bị cưỡng chế.

Trạm trộn bê tông không phép đã hoạt động từ năm 2019 nhưng không bị cưỡng chế.

Ngày 23/6, tại Công ty CP xây dựng-đầu tư 289 (Công ty 289) ở Phường Đông Vĩnh, TP.Vinh (Nghệ An) chúng tôi trao đổi với ông Lê Đăng Đức, Giám đốc công ty về việc vì sao Trạm trộn không có giấy phép nhưng vẫn hoạt động.

Ông Đức không nói gì đến việc huyện, xã cho dựng trạm ngoài một câu: “Công ty đang hoàn thiện thủ tục cấp phép”.

Chúng tôi hỏi ông Đức, từ khi dựng trạm trộn (7/2019) đến nay, trạm đã “chạy” được bao nhiêu tấn? Ông Đức nói: “Mới chỉ chạy 200 tấn”.

Tuy nhiên, theo thông tin  ông Nguyễn Anh Tuấn (Phó phòng Kinh tế và Hạ tầng UBND huyện Quỳnh Lưu) cung cấp thì chỉ riêng “đêm ngày 3/2/2020, Công ty 289 chạy 3 giờ được 200 tấn”. Lí giải thực tế này, ông Đức cười xoà: “Chỉ được một ít tấn thôi chứ”.

Ông Đức cho biết Trạm trộn chỉ có hai cổ đông chính là ông và một người khác. Nhưng ông phủ nhận thông tin cho rằng ông Dương Đình Điệp, chuyên viên của Ban vốn sự nghiệp-kinh tế giao thông-đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở GTVT Nghệ An chính là cổ đông còn lại.

Nhân viên Công ty 289 liên tục gửi tin nhắn xin gặp nhà báo để điều đình.

Nhân viên Công ty 289 liên tục gửi tin nhắn xin gặp nhà báo để điều đình.

Ngày 24/6, sau nhiều cuộc điện thoại  và nhiều tin nhắn của nhân viên Công ty 289 “xin gặp”, “mời cafe”, bất thành, ông Dương Đình Điệp đã chủ động tìm gặp chúng tôi “để mong giải thích thêm về mọi chuyện xung quanh sự cố trạm trộn”.

Tại cuộc gặp này, ông Điệp thừa nhận từ khi dựng trạm đến nay, trạm đã “chạy” hàng ngàn tấn nhựa để cung ứng cho các nhà thầu duy tu bảo dưỡng Quốc lộ 48. Và đúng là trạm trộn chưa có giấy phép hoạt động. 

Ông Điệp cũng phủ nhận thông tin ông là cổ đông chính của Công ty 289: “Anh tôi là Dương Đình Hiệp làm Phó Giám đốc Công ty CP xây dựng-đầu tư 289, Chủ tịch HĐQT công ty, góp vốn hơn 60% trong tổng số hơn 5 tỉ đồng. Người ta nghe nhầm, cứ tưởng Hiệp là Điệp. Tôi là người kết nối, tư vấn thôi. Tôi cũng đã học qua trường Luật nên tôi hiểu thế nào là phạm luật”.

Chúng tôi nêu chất vấn, vì sao ông là người học Luật, người kết nối và tư vấn lại để trạm trộn dựng lên, hoạt động hơn một năm trời khi chưa được cấp phép. Vì sao, ngày 10/9/2019 ông Đức, giám đốc Công ty đã kí bản cam kết với Đoàn kiểm tra huyện là dừng hoạt động để hoàn thành thủ tục cấp phép nhưng trạm trộn vẫn “chạy lậu” một ca máy 200 tấn nhựa đường nóng bán cho nhà thầu duy tuy, sửa chữa Quốc lộ 48?. Ông Điệp im lặng.

Ghi âm ông Dương Đình  Điệp, chuyên viên Ban vốn - sự nghiệp kinh tế giao thông của Sở GTVT Nghệ An, gọi điện xin gặp gỡ để được nhà báo "nương nhẹ".

Cùng ngày, tại Ban vốn sự nghiệp-kinh tế giao thông thuộc Sở GTVT Nghệ An, ông Hồ Bá Thái, Giám đốc Ban cho biết “anh Điệp là cán bộ hợp đồng của Ban, chức danh là chuyên viên".

Ông Hoàng Quốc Trường (Phó Giám đốc ban), cho biết: “Mới đây, Công ty 289 trúng một gói thầu trị giá gần 10 tỉ đồng và trước đó công ty cũng trúng gói thầu trên 3 tỉ đồng”.

Chuyện Công ty 289 dùng trạm trộn bê tông không phép nhưng vẫn trúng nhiều gói thầu cung ứng nguyên liệu, và người nhà của chuyên viên Ban vốn sự nghiệp-kinh tế giao thông thuộc Sở GTVT Nghệ An lại là chủ của doanh nghiệp này khiến chúng tôi không thể không đặt nghi vấn: Có hay không việc thông thầu? 

Theo Nông nghiệp Việt Nam, dù đấu thầu qua mạng hay dưới hình thức nào thì chủ đầu tư cũng phải đảm bảo đơn vị trúng thầu có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của dự án.

Trong trường hợp này, Công ty 289 dựa vào một Trạm trộn bê tông không phép để cung ứng nguyên liệu cho dự án và đã bị UBND huyện Quỳnh Lưu yêu cầu đình chỉ hoạt động.

Như vậy nguồn cung ứng bê tông nhựa Asphalt của Công ty 289 cho gói thầu có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào, thể hiện năng lực đáp ứng hết sức hạn chế. Tại sao Công ty 289 vẫn trúng thầu dự án giá trị hàng chục tỉ đồng? 

Câu hỏi trên cần phải được các cơ quan chức năng làm rõ.

Xem thêm
Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm