| Hotline: 0983.970.780

Chuyến viếng thăm lịch sử của Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko

Thứ Tư 01/03/2017 , 07:40 (GMT+7)

Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko đã viếng thăm Philippines từ ngày 26-30/1/2016 và đây là chuyến thăm đầu tiên của một Nhật hoàng kể từ khi kết thúc chiến tranh Châu Á-Thái Bình Dương.

Trước đây, vợ chồng Nhật hoàng đã tới Philippines lần đầu vào năm 1962 nhưng lúc đó Akihito mới chỉ là hoàng thái tử.
 

Trở lại sau hơn nửa thế kỷ

Mục đích chính của chuyến thăm là để “đánh dấu 60 năm bình thường hóa quan hệ hai nước”. Báo chí Nhật Bản nói 2 trong 5 ngày ở Philippines, vợ chồng Nhật hoàng thực hiện các nghi lễ cầu siêu cho những người thiệt mạng trong giai đoạn Đế chế Nhật Bản chiếm đóng Philippines từ tháng 12/1941 đến tháng 8/1945.

17-17-52_4864-02
Nhật hoàng và hoàng hậu viếng thăm tượng đài Jose Rizal (Ảnh: Tạp chí Châu Á-Thái Bình Dương)
 

Trước đó, vợ chồng Nhật hoàng Akihito đã có những chuyến cầu siêu ở Iwojima (1994), Nagasaki, Hiroshima, Okinawa và Tokyo để kỷ niệm 50 kết thúc chiến tranh, đến đảo Saipan (thuộc Mỹ) ở tây Thái Bình Dương vào năm 2005 và quốc đảo Palau, nam Thái Bình Dương vào năm 2015. Báo chí Nhật nói chuyến thăm của Nhật hoàng tới Philippines là một nghĩa cử chân thành thể hiện sự ăn năn trước các vết thương chiến tranh. Tuy nhiên, theo tạp chí Châu Á-Thái Bình Dương, đằng sau chuyến thăm của Nhật hoàng còn có những ý nghĩa mang tính chiến lược.

Để nhận định về vấn đề này, cần xét đến bối cảnh. Chuyến thăm diễn ra trong lúc các hoạt động hợp tác quân sự và liên minh giữa Mỹ, Nhật và Phlippines đang được tăng cường trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tháng 12/2015, Tổng thống Mỹ Obama thăm Philippines nhân dịp hội nghị APEC và lên boong con tàu BRP Gregorio del Pilar của hải quân nước chủ nhà. Tàu này trước đây thuộc lực lượng Tuần duyên Mỹ. Ông Obama đã nhấn mạnh rằng hai nước “chia sẻ các cam kết về an ninh biển và tự do hàng hải trong khu vực, tái khẳng định kế hoạch tăng cường viện trợ quân sự cho các đồng minh. Ngay sau chuyến thăm của ông Obama, Chính phủ Mỹ thông báo tăng tiền viện trợ quân sự hằng năm cho Philippines lên 79 triệu USD.

Trong khi đó, Nhật Bản và Philippines vẫn duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng qua lại. Tháng 6/2015, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III thăm Nhật và hai chính phủ tuyên bố mở rộng hợp tác an ninh. Một tháng sau, Thủ tướng Abe thăm Philippines, thông báo Nhật cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra. Tất cả đều hướng tới “vấn đề Biển Đông”…

Các chuyên gia nói chính phủ của ông Abe đã sử dụng các chuyến đi mang tính biểu tượng như “cầu siêu” cho người trận vong để mở đường cho Nhật Bản có vai trò năng động hơn trước các vấn đề của khu vực.

Nhật hoàng Akihito mặt khác, trong buổi yến tiệc của Hoàng gia Nhật Bản chào mừng Tổng thống Philippines Aquino ngày 3/6/2015 nhấn mạnh sự cần thiết đối với người dân Nhật trong việc ghi nhớ “sự mất mát về nhân mạng của nhiều người Philippines”, kết quả của các cuộc giao tranh giữa Nhật và Mỹ trên đất Philippines.

Trong diễn văn tại quốc yến do Chính phủ Philippines tổ chức tại Manila, Nhật hoàng Akihito đã đề cập Jose Rizal (1861-1896) hai lần, khen ngợi ông là anh hùng dân tộc, chiến đấu cho sự độc lập của Philippines trước ách đô hộ Tây Ban Nha. Vợ chồng Nhật hoàng đã đến đặt vòng hoa trước tượng đài Jose Rizal. Rizal, bác sỹ, nhà văn, nghệ sỹ, là nhà lãnh đạo chống thực dân, người khởi động cuộc cách mạng ở Philippines giành độc lập sau ba thế kỷ chịu sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha.

Ông cũng nhắc đến Trận chiến Manila (kéo dài từ 3/2 tới 3/3/1945). Trong trận chiến kéo dài một tháng giữa Nhật và Mỹ trên đất Philippines ấy, khoảng 100 ngàn người Philippines đã chết, trong đó có những người bị quân Nhật giết hại.
 

Vết thương quá khứ

Tất nhiên những cử chỉ thân thiện nhưng đầy tính ngoại giao của phái đoàn Nhật không thể làm dịu nỗi đau của nhiều gia đình Philippines. Trong số những người Philippines “không ưa” người Nhật có cả những người rất nóng lòng chờ đợi chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito. Họ là một nhóm phụ nữ từng bị buộc phải làm “nô lệ tình dục” cho quân đội Nhật trong Thế chiến và những ủng hộ viên, tất cả là 300 người, biểu tình ở một góc thủ đô Manila yêu cầu Tổng thống Philippines đòi Nhật hoàng phải xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân.

17-17-52_4864-07
Một nhóm biểu tình đòi Nhật bồi thường cho các “nô lệ tình dục” (Ảnh: Tạp chí Châu Á-Thái Bình Dương)

 

Nhưng không phải người Philippines nào cũng thù oán người Nhật. “Ông ấy rất tao nhã… Ông ấy đã vẫy tay, cúi người chào chúng tôi, vì thế chúng tôi cũng vẫy tay, cúi người chào lại để thể hiện sự tôn trọng”, Marlo Tena, 46 tuổi, một trong những người Philippines trông thấy Nhật hoàng và vợ gần khách sạn bố trí đón đoàn Hoàng gia Nhật Bản, nói với  Hãng tin AP.

Trong suốt thời kỳ Nhật chiếm đóng, đã có hơn 1 triệu người Philippines và 518.000 lính Nhật thiệt mạng.

Sự trở lại của Nhật hoàng, lúc đó 82 tuổi và hoàng hậu, 81 tuổi, sau hơn nửa thế kỷ diễn ra theo lời mời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Đức vua cha của Nhật hoàng Akihito, Nhật hoàng Hirohito (sau khi qua đời được gọi là Nhật hoàng Showa) là tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản trước và trong chiến tranh tại Philippines.

Ngoài Philippines, Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu cũng đã tới nhiều nước từng chịu tàn phá bởi quân Nhật bao gồm cả Trung Quốc kể từ khi ông đăng cơ năm 1989.

Quân đội Hoàng gia Nhật Bản đã phát động các cuộc không kích trên đất Philippines, lúc đó đã là thuộc địa của Mỹ, vào ngày 8/12/1941, cùng ngày quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, mở đầu giai đoạn Thái Bình Dương trong Thế chiến II.

Quân Nhật chiếm đóng Manila vào tháng 1/1942 nhưng người Philippines tiếp tục chống trả thông qua các cuộc tấn công du kích.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm