| Hotline: 0983.970.780

Có căn cứ để phục dựng điện Kính Thiên?

Thứ Sáu 24/08/2012 , 09:46 (GMT+7)

Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ vừa xới lên vấn đề phục dựng điện Kính Thiên.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ vừa xới lên vấn đề phục dựng điện Kính Thiên. Nhiều nhà khoa học góp ý cho vấn đề này, thậm chí có ý kiến phản đối quyết liệt.

Tuy nhiên, không phải là không có căn cứ khoa học để phục dựng điện Kính Thiên mà theo GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho rằng: “Nói đến Hoàng thành Thăng Long mà không có một hình dung nào về điện Kính Thiên mà chỉ thấy nền đất, thấy tòa nhà xi măng thế này thì thật phản cảm”.

Theo các nhà khoa học, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428, đời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên - Thiên An thời Lý, Trần. Điện Kính Thiên là nơi Hoàng đế cử hành nghi lễ Đại triều và các nghi lễ quốc gia quan trọng hàng đầu của đất nước như: Lễ hoàng đế lên ngôi, lễ khánh thọ, lễ tiếp sứ thần các nước… do đó được xây dựng quy mô nhất.

Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Sau ngày giải phóng Thủ đô năm 1954, khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng. Điện Kính Thiên chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Hiện nay, dấu tích còn lại là đôi rồng đá và bậc thềm rồng triều Lý.


Điện Kính Thiên

GS Lưu Trần Tiêu cho rằng: “Chúng ta còn đủ sử liệu để phục dựng điện Kính Thiên. Thời Lý Trần sử chép rõ, vị trí điện Càn Nguyên thời Lý Thái Tổ định đô là toà chính điện, tòa này ở giữa, mô tả rõ, phải thế nào, trái thế nào, giữa thế nào. Vấn đề quan trọng là tòa này nằm vị trí nào, chúng ta biết là ở chính giữa Cấm thành, vị trí cao. Tôi tin rằng vị trí đó không khác là nền điện Kính Thiên bây giờ".

"Các sử sách còn chép về Tân cung, Tẩm điện đều còn xác định rõ vị trí sau điện Kính Thiên. Điện Kính Thiên nằm ở trung tâm, chiếu ngang sang thì chỗ Tân Cung, Tẩm điện nằm ngang sang, xây dựng năm 1203. Vị trí này trung tâm, chứng kiến sự chuyển giao thời Lý sang thời Trần cũng ở vị trí này, sau các tài liệu của Lê Quý Đôn cũng viết rất rõ. Thời Trần, Hậu Lê đều có sử chép rõ còn có tên gọi là điện Thiên An”, theo GS Tiêu.

Lấy kinh nghiệm từ các nước châu Âu khi tu bổ, phục dựng kiến trúc nhà thờ cổ dựa trên những bức ảnh cũ, PGS, TS Phan Khanh, Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, chúng ta may mắn còn lại một số tấm ảnh do người Pháp chụp khoảng những năm 1885-1886, ngay trước khi cung điện này bị phá. Tất nhiên, khi đó nhà Nguyễn đã sửa chữa hoặc thu nhỏ chút ít để làm hành cung Bắc Thành.

 Nhiều nước đã thành công khi phục hồi các công trình kiến trúc cũ bị chiến tranh tàn phá thông qua phương pháp đo đạc chính xác trên ảnh cũ. Do đó, cần sưu tầm tiếp những tấm ảnh về điện Kính Thiên qua một số sách báo cũ ở Hà Nội, thậm chí sang Pháp tìm kiếm.

Việc phục dựng không gian điện Kính Thiên là một đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp người dân hiểu hơn về giá trị của di tích cũng như phát huy được giá trị đó trong tương lai. Tuy nhiên, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia, GS Lưu Trần Tiêu cũng nhấn mạnh, việc phục dựng phải thật sự thận trọng, trên cơ sở các cứ liệu khoa học và có sự tham khảo của UNESCO.

Với kinh nghiệm của người trực tiếp làm công tác trùng tu di tích, KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, cho rằng: “Đã đến lúc phải nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên. Từ những cái đã có và hiểu biết về điện Kính Thiên, chúng ta có thể phục dựng không gian di tích này. Chắc chắn đó không thể là một điện Kính Thiên đầy đủ như đã từng tồn tại trong quá khứ nhưng sẽ đưa chúng ta đến gần hơn ở mức có thể với diện mạo của một công trình trung tâm quan trọng hàng đầu của Thăng Long xưa. Trên thế giới việc phục dựng di tích được làm nhiều và làm tốt mà không ai lẫn lộn đó là di tích gốc, nó cần thiết để bổ sung cho di tích gốc”.

Dựa trên kết quả nghiên cứu các thư tịch cổ và cứ liệu khoa học qua các hố thám sát, PGS, TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, cho biết: “Không gian chính điện Kính Thiên đã có sự biến đổi qua một số thời kỳ lịch sử. Thời Lê sơ không gian chính điện Kính Thiên gồm có: Đoan Môn - Đan Trì - điện Kính Thiên. Thời Mạc, thời Lê Trung hưng thế kỷ XVII, không gian này vẫn giữ nguyên kiến trúc như thời Lê sơ. Đến thế kỷ XVIII, do thay đổi chức năng của điện Kính Thiên cho nên có thể xen giữa điện Kính Thiên và Đoan Môn đã xây thêm điện Thị Triều. Thời Nguyễn, sửa chữa thu nhỏ điện Kính Thiên, đến năm 1820 xây thêm điện Thị Triều ở phía trước điện Kính Thiên. Vì thế, khi tiến hành phục dựng, cần cân nhắc, tính toán kỹ đến cả các yếu tố biến đổi này”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm