| Hotline: 0983.970.780

Cơ chế hấp thu dinh dưỡng của cây trồng

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:09 (GMT+7)

Vạn vật có 2 kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng. Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng là sinh vật tự dưỡng...

(Diễn giả: PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Đại học Cần Thơ, TS Chu Văn Hách, Viện Lúa ĐBSCL, KS Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền)

Vạn vật có 2 kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng. Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng là sinh vật tự dưỡng vì chúng tự tạo nên được dinh dưỡng cho mình thông qua việc cố định khí CO2 của không khí dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Chất có thể biến năng lượng của ánh sáng để cố định CO2 thành chất đường bột là chất diệp lục, có màu xanh đặc trưng - xanh lá cây. Tuy nhiên, nếu không có các nguyên tố khoáng khác và nước có trong đất được hấp thu bởi hệ rễ thì dù cho ánh sáng dồi dào, cây cũng không thể tự dưỡng biến CO2 thành đường, bởi vậy có thể nói cây trồng có 2 hệ thống dinh dưỡng, là hệ rễ và hệ lá.

HỆ THỐNG DINH DƯỠNG LÁ

Muốn cố định được nhiều CO2 thì có 2 điều kiện tiên quyết là phải nhiều ánh sáng và nhiều lá. Trong cùng một giống và một điều kiện ngoại cảnh, thì diện tích lá sẽ tăng nếu kéo dài được tuổi thọ của lá, cho các lá đứng để ít che khuất nhau. Mặt khác phải hạn chế tối đa phần lá “ăn bám”, là những lá bị che trong tán, quang hợp không đáng kể nhưng vẫn sử dụng và tiêu hao dinh dưỡng.

Với lúa, kỹ thuật bón phân rất quan trọng vì nếu bón phân đúng thì sẽ kéo dài được thời gian xanh của các lá đòng và sẽ rất ít “lá ủ” ở gốc lúa nên hiệu quả quang hợp sẽ tăng, kéo theo việc tăng năng suất.

Với cây ăn quả, thì việc tỉa cành tạo tán cũng sẽ hạn chế lá bị che khuất. Mặt khác, tùy từng cây, từng giai đoạn cụ thể việc duy trì các chồi ngọn cũng sẽ có tác dụng hạn chế các chồi nách, qua đó sẽ hạn chế được “lá ăn bám”.

Ngoài ra, lá cũng còn có thể là con đường cung cấp các khoáng chất trong các trường hợp cây ở giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng, con đường hấp thu qua rễ không kịp thời hoặc là các khoáng vi lượng, việc hấp thu qua rễ bị thất thoát lớn.

HỆ THỐNG DINH DƯỠNG RỄ

Muốn hệ rễ hấp thu được nhiều khoáng và nước thì hệ rễ phải phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với lúa, việc cày ải phơi đất là rất quan trọng vì nhờ vậy mà hệ rễ phát triển nhiều hơn, sâu hơn. Với cây trồng cạn việc phải xới xáo đất đễ cung cấp đủ ô xy cho rễ phát triển là điều kiện tiên quyết. Hệ rễ rất dễ bị tổn thương nếu gặp các điều kiện bất lợi như gặp đất phèn (các ion Fe ++, Al +++) hay bị ngộ độc hữu cơ.

Trên thực tế, khi bón phân đã có một lượng lớn phân bón bị thất thoát. Ngoài các yếu tố bất khả kháng, còn một số yếu tố khác có thể hạn chế nếu biết cách bón phân đúng.

+ Phải bón đúng vùng rễ: Diện tích vùng rễ phát triển theo hình chiếu của tán lá, trong đó phần rìa phía ngoài tập trung nhiều rễ con, nhiều lông hút nên khi bón phân phải đào rãnh theo hình tròn của hình chiếu tán lá.

+ Phải bón kèm với việc tưới nước, nhất là với phân lân vì nước sẽ hòa tan phân đưa phân tới vùng hút của rễ.

THẤT THOÁT PHÂN BÓN VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ

Lượng phân bón thất thoát trong quá trình canh tác là rất lớn, nhất là lân, đạm và kali.

Với phân lân: Hiệu quả sử dụng phân lân rất thấp, thường chỉ đạt 25 - 30%. Phân lân thất thoát chủ yếu do bị keo đất giữ chặt, do anion HPO4 gặp phải các Cation Fe++, Al +++ sẽ biến thành các dạng khó tiêu, rễ không thể hấp thụ.

Có thể hạn chế tình trạng trên bằng cách đưa lân đến rễ nhưng không cho tiếp xúc với các cation Fe++, Al+++. Một màng mỏng có bán chất là một axít hữu cơ có tên là AVAIL được phát kiến bởi các nhà khoa học Mỹ đã được Cty CP Phân bón Bình Điền áp dụng trong sản phẩm DAP Đầu trâu P+.

Việc sử dụng các thành tựu khoa học hiện đại của thế giới không những mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng mà còn giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Nhờ ưu việt đấy mà các sản phẩm của Bình Điền được tiêu thụ ngày càng nhiều, kể cả nội địa và xuất khẩu.

Các thực nghiệm trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã khẳng định sử dụng DAP Đầu Trâu P+ tiết kiệm được 30% lượng phân lân nhưng năng suất vẫn đạt cao bình thường. Chính vì vậy mà loại phân này được đóng gói 35 kg/bao nhưng giá trị sử dụng bằng với bao phân DAP 50 kg thông thường.

Với phân đạm: Hiệu quả sử dụng phân đạm thường chỉ đạt 40 -45%. Lượng đạm thất thoát chủ yếu do quá trình bay hơi N ở dạng amoniac. Việc các Cation NH4+ biến thành NH3 và NO3 do men Ureaza. Sẽ hạn chế được thất thoát nếu kiềm chế được hoạt động của men này và Agrotain, một phát kiến thú vị của các nhà khoa học Mỹ đã làm được việc đấy.

Agrotain được Cty CP Phân bón Bình Điền nhập khẩu độc quyền về VN và SX nên đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+. Thực chất đấy là phân urea có hàm lượng đạm 46% nhưng nhờ có Agrotain nên tỷ lệ thất thoát đã được giảm xuống và bao phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ cũng chỉ đóng bao 35 kg nhưng giá trị sử dụng bằng với bao phân urea 50 kg thông thường.

Ngoài SX nên phân đạm hạt vàng, Agrotain còn được sử dụng trong các chủng loại phân NPK như NPK Agroatain lúa 1, NPK Agrotain lúa 2...

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm