| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội cá tra mở rộng thị trường

Thứ Ba 18/02/2020 , 08:54 (GMT+7)

Từ ngày 2-13/3, đoàn Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS-Hoa Kỳ) sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá tra ở ĐBSCL lần thứ 2.

Công ty Biển Đông chế biến cá tra.

Công ty Biển Đông chế biến cá tra.

Chuẩn mực từ vùng nuôi

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cho biết, lần này FSIS sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cá thuộc bộ Siluriformes (cá da trơn), trong đó chủ yếu là cá tra ở ĐBSCL.

Trước đó, tháng 5/2018, đoàn thanh tra của FSIS đã đến vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL đánh giá và ghi nhận việc thực thi hệ thống kiểm soát ATTP trong quá trình SX, chế biến, XK cá tra Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các quy định của Mỹ.

Sau khi FSIS công bố dự thảo công nhận hệ thống của Việt Nam và xin ý kiến công chúng, đến cuối tháng 10/2019, USDA đã chính thức công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam XK sang Mỹ. Theo NAFIQAD, lần này đoàn Thanh tra của FSIS tiếp tục tái thực hiện đánh giá nhằm duy trì hệ thống kiểm soát ATTP cá tra Việt Nam XK vào Mỹ.

Trong những ngày qua, sau khi đoàn công tác Bộ NN-PTNT rà soát, kiểm tra thực địa từ vùng nuôi cá tra và hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản của 13 DN ở ĐBSCL, TS Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nhận xét: Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đã đạt nhiều bước tiến mới.

Trước tiên trong khâu SX cá giống, năm 2019 toàn vùng nuôi có 200 cơ sở SX giống cá tra và 3.000 ha ương dưỡng cá giống (bằng 100% so với năm 2018), SX được khoảng 21 tỷ cá tra bột, tạo ra hơn 2,1 tỷ cá tra giống, đồng thời đã thay thế được 45.000 con cá bố mẹ chọn giống. Con giống được kiểm dịch một số bệnh nguy hiểm, có phả hệ đàn cá bố mẹ.

Vận chuyển cá tra về nhà máy chế biến.

Vận chuyển cá tra về nhà máy chế biến.

Hiện 10/10 tỉnh thành có vùng nuôi cá tra có kế hoạch phòng chống dịch bệnh. Mặt khác thực hiện quan trắc kiểm soát môi trường nước, Tổng cục Thủy sản và Ủy hội sông Mekong thực hiện quan trắc tại các điểm đầu nguồn sông Mekong.

Về phía các địa phương đảm nhiệm quan trắc vùng nuôi, còn cơ sở ao nuôi quan trắc tại các ao nuôi. Riêng về thức ăn thủy sản cho cá tra: 100% cơ sở SX thức ăn công nghiệp được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện SX kinh doanh và 100% cơ sở nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Trong khi để kiểm soát yếu tố đầu vào, 100% DN chế biến có vùng nuôi cá tra thương phẩm riêng hoặc mua nguyên liệu từ cơ sở nuôi gia công hoặc liên kết chuỗi. 100% cơ sở nuôi được kiểm soát về ATTP theo luật ATTP, trong đó 70% diện tích cơ sở nuôi đạt chứng nhận GAP (1.900 ha được chứng nhận VietGAP, khoảng 2.000 ha được chứng nhận ASC, Naturland, GolbalGAP, BAP…). Trong đó đáp ứng điều kiện truy xuất nguồn gốc có 4.860 ao nuôi được cấp mã số nhận diện, quản lý phần mềm trên website (http://dulieucatra.mard.gov.vn/General/login/default.aspx)

Cơ hội mở rộng thị trường

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: Trước tiên phải khẳng định rằng Hoa Kỳ đã công nhận sản phẩm cá tra Việt Nam SX tương đương trình độ quốc tế. Cả quá trình SX, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, chế biến chúng ta làm rất tốt ở trình độ cao.

Khi Hoa Kỳ tiến hành sang kiểm tra lần thứ 2 cũng là cơ hội để chúng ta kiểm tra cơ cấu SX lại một bước SX cao hơn và đây là cơ hội sắp tới có thêm nhiều DN XK cá tra sang Mỹ hưởng thuế suất bằng 0%, phát huy lợi thế tiềm năng rất lớn.

Năm 2019 diện tích nuôi cá tra đạt 6.600 ha, tăng 22,2% so năm 2018. Sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tương đương với năm 2018. Kim ngạch XK đạt 2,01 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2018.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, lần này FSIS sang kiểm tra về SX, vật tư đầu vào: Giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học…chúng ta phải làm rất chặt. Dù đã có các tiêu chuẩn GlobalGAP, AseanGAP, VietGAP nhưng quá trình tổ chức thực hiện phải rà soát lại chặt chẽ, chắc chắn về truy xuất nguồn gốc, ATTP...

Để chuẩn bị đón đoàn công tác của Mỹ, ông Ngô Hồng Phong, đại diện NAFIQAD yêu cầu DN rà soát, cải thiện điều kiện đảm bảo ATTP, chương trình quản lý chất lượng và hồ sơ thực hiện trong toàn bộ quá trình SX, vận chuyển, sơ chế, chế biến cá tra XK sang Mỹ.

Các DN chủ động cử cán bộ phối hợp với cơ quan quản lý nuôi trồng ở địa phương để rà soát điều kiện đảm bảo ATTP, hồ sơ quản lý ao nuôi tại các cơ sở cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

Đối với DN có lô hàng bị FSIS cảnh báo, cần lưu trữ đầy đủ hồ sơ, bao gồm văn bản cảnh báo, báo cáo điều tra nguyên nhân, kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục và các bằng chứng cụ thể để chứng minh.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất