| Hotline: 0983.970.780

Có thể áp thuế 100 USD/tấn các bon do tàu thuyền phát thải

Thứ Ba 27/06/2023 , 14:06 (GMT+7)

Các ước tính của Ngân hàng Thế giới cho thấy thuế các bon đối với vận chuyển hàng hải có thể tăng từ 50 tỷ đến 60 tỷ USD mỗi năm.

Một chiếc tàu vận chuyển bằng nhiên liệu dầu diesel đang di chuyển qua kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP.

Một chiếc tàu vận chuyển bằng nhiên liệu dầu diesel đang di chuyển qua kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP.

Một nghiên cứu mới nhất của Anh cho thấy, phát thải khí nhà kính từ vận tải biển có thể được giảm hơn một nửa đến năm 2030 mà không gây ảnh hưởng tới hoạt động thương mại.

Phát thải từ hoạt động vận chuyển hàng hải chiếm khoảng 3% phát thải khí nhà kính toàn cầu, con số này có thể tăng lên nếu không có biện pháp cụ thể can thiệp. Trong khi đó, có rất ít lựa chọn để thay thế nhiên liệu dầu diesel dùng cho tàu vận chuyển.

Tuy nhiên, ngành vận tải biển đi sau các ngành khác 'một quãng đường dài' trong việc giải quyết tác động khí hậu từ phát thải. 

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), bộ phận của Liên hợp quốc quản lý hoạt động vận chuyển toàn cầu, họp tại London, Anh từ ngày 26/6 (giờ địa phương) trong hai tuần để đàm phán về quá trình khử các bon và khả năng áp dụng mức thuế mới lên tới 100 USD (78 bảng Anh) đối với một tấn các bon do tàu thải ra.

Hồi tuần trước, gần 40 nhà lãnh đạo thế giới và người đứng đầu các tổ chức tài chính toàn cầu đã cùng thảo luận về một loại thuế vận chuyển tại Hội nghị thượng đỉnh về một hiệp ước tài chính toàn cầu mới tại Paris. Hội nghị do tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì, đã lắng nghe các nước phát triển và đang phát triển tranh luận về một loại thuế, nguồn thu từ thuế này sẽ được chuyển vào quỹ “tổn thất và thiệt hại”, để giúp đỡ các quốc gia đang chịu thiệt hại nặng nề của thời tiết khắc nghiệt.

Phát thải từ hoạt động vận chuyển hàng hải chiếm khoảng 3% phát thải khí nhà kính toàn cầu, con số này có thể tăng lên nếu không có biện pháp cụ thể can thiệp. 

Phát thải từ hoạt động vận chuyển hàng hải chiếm khoảng 3% phát thải khí nhà kính toàn cầu, con số này có thể tăng lên nếu không có biện pháp cụ thể can thiệp. 

Các ước tính của Ngân hàng Thế giới cho thấy thuế các bon đối với vận chuyển có thể tăng từ 50 tỷ đến 60 tỷ USD mỗi năm. Nhật Bản, quốc gia sở hữu đội tàu lớn thứ hai thế giới, đã kêu gọi áp thuế các bon 56 USD/tấn các bon từ năm 2025.

Trước đó, một nhóm các quốc đảo yêu cầu Tòa án quốc tế về luật biển đưa ra ý kiến về cuộc khủng hoảng khí hậu và trách nhiệm biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

The Guardian dẫn bản đệ trình lên tòa án cho thấy tổ chức phi lợi nhuận về ứng phó biến đổi khí hậu Opportunity Green lập luận rằng, luật biển đã bắt buộc tất cả các quốc gia phải chống ô nhiễm từ hoạt động của tàu thuyền và do đó buộc ngành vận tải biển phải chịu trách nhiệm về lượng khí thải nhà kính của mình.

Carly Hicks, giám đốc pháp lý của Opportunity Green, cho biết các quốc gia đã giao phần lớn trách nhiệm môi trường của họ đối với việc vận chuyển cho tổ chức IMO. Năm ngoái, cơ quan của Liên hợp quốc cuối cùng đã đồng ý rằng cần phải có hành động, có thể bao gồm yếu tố kinh tế dựa trên thị trường như áp dụng thuế, giới hạn về thương mại, và yếu tố kỹ thuật hay tiêu chuẩn nhiên liệu toàn cầu.

IMO sẽ thảo luận về một chiến lược nhà kính sửa đổi vào cuộc họp lần này. Người phát ngôn, Natasha Brown, cho biết họ "chắc chắn" mong đợi cuộc họp sẽ thống nhất về con đường phía trước cho các biện pháp kinh tế và kỹ thuật.

Các quốc gia thành viên IMO cũng dự kiến sẽ đồng ý về mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 đầu tiên cho lĩnh vực này vào tháng 7. Opportunity Green đề nghị nếu IMO đưa ra một ý tưởng không đủ thuyết phục hoặc không đưa ra kết luận cuối cùng với các ý tưởng của các quốc gia và tổ chức tham dự, thì các quốc gia có nghĩa vụ đơn phương hành động giải quyết vấn đề.

Theo The Guardian

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.