Con đường từ ruộng đến người dùng của nông sản Nhật Bản
Thứ Hai 13/11/2023 , 13:31 (GMT+7)Người dân nông thôn Nhật Bản ý thức rất rõ về việc tự cung tự cấp lương thực, nông sản làm ra vừa phục vụ gia đình, vừa để trao đổi với hàng hóa khác.
Thị trấn Ohnan, một vùng nông thôn đặc trưng của tỉnh Shimane, Nhật Bản. Nông sản làm ra, ngoài phục vụ nhu cầu của gia đình thường được các nông dân đem đến siêu thị, chợ để trao đổi. Để hỗ trợ nông dân trong quá trình buôn bán, chính quyền thị trấn xây dựng một siêu thị nông sản trên tuyến đường cao tốc huyết mạch của địa phương.
Ở siêu thị này, ngoài các sản phẩm gia dụng thông thường, có một khu vực rộng lớn để bán nông sản địa phương. Do ở khu vực miền núi, ít du khách nên khách hàng thường là người dân bản địa, họ thường mua những sản phẩm mà nhà mình không làm ra được.
Trong khu vực bán nông sản, ảnh chân dung của những người nông dân làm ra chúng được treo ở một khu vực trang trọng, phía trên các quầy hàng. Trong số những nông dân này, có ông Iwane Hidenori (thứ 3 từ trên xuống, hàng ngoài cùng bên phải). Ông và vợ là bà Iwane Yoshie thường đem cà rốt, nấm, gạo lứt, hồng, trứng vịt... do gia đình làm ra đến đây để tiêu thụ.
Gia đình nhà ông bà Iwane nằm cạnh con đường cái của làng, gồm một căn nhà 2 tầng khang trang cùng một nhà kho rộng lớn phía bên trái. Trước nhà còn có một ao nuôi với 100 con vịt, ông Iwane nói ông bà nuôi vịt ngay trong khu vực ruộng lúa nên hoàn toàn không sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác.
Năm nay ông 74 tuổi, bà 66 tuổi nhưng cả hai vẫn chăm chỉ làm nông nghiệp. Điều thuận lợi là gia đình sở hữu rất nhiều máy móc nông nghiệp để hỗ trợ cho quá trình sản xuất. "Nhà tôi có rất nhiều máy như máy cày, máy cấy, máy gặt, máy xát... và tôi có thể sử dụng chúng thành thạo", ông Iwane nói và cho biết thêm, ngoài công việc của gia đình, ông cũng giúp đỡ hàng xóm trong quá trình làm nông nghiệp.
Buổi sáng, sau khi cho đàn vịt ăn, ông Iwane thường đi thu hoạch những nông sản đã đến kỳ. Trong ảnh là ruộng cà rốt và rau của của gia đình, nằm trên ngọn núi phía sau nhà. Do ở vùng núi, các gia đình ở đây phải làm lưới thép quây quanh ruộng để chống lợn rừng phá hoại.
Trên ruộng cà rốt, chỉ những cây đạt tiêu chuẩn về kích thước mới được thu hoạch. Sau khi chở cà rốt mới nhổ về nhà, ông Iwane rửa sạch đất, nhặt sạch lá úa và chia thành từng gói với khối lượng tương đương nhau, thông thường vào khoảng 600 gr/túi.
Những củ cà rốt sau khi được chia túi sẽ tập hợp cho vào sọt để chờ chở đến siêu thị trên đường cao tốc nói trên. Ở đó, các sản phẩm rau củ tươi sẽ được bày bán trong vòng 2 ngày, mỗi ngày siêu thị đều thông báo cho các nông dân về số lượng bán được, nếu qua 2 ngày vẫn còn tồn thì sẽ được vận chuyển vào kho để nông dân tự đến lấy về.
Ngoài cà rốt, ông Shimane còn bán gạo lứt, những gói gạo lứt được đóng túi khoảng 300 gr, sau đó lồng nhãn hiệu do gia đình tự in và thêm một bảng ghi ngày sản xuất cho người mua có thể nắm được thông tin.
Sau khi đóng gói xong, nông sản sẽ được chở ngay đến siêu thị. Điều này giúp các sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đều rất tươi ngon và giảm được rất nhiều chi phí trung gian. Trong ảnh là sọt cà rốt và gạo lứt được ông Iwane đưa lên ô tô chở đến siêu thị.
Đến đây, ông sẽ tự chọn giá cho sản phẩm của mình và siêu thị hỗ trợ phần in giá, phần dán giá bán lên sản phẩm lại do các nông dân tự thực hiện. Theo đó, mỗi gói cà rốt khoảng 600 gr được bán với giá 170 yên, trong khi túi gạo lứt 300 gr được ông Iwane bán với giá 240 yên.
Theo ông Iwane, do cà rốt của gia đình ông tươi ngon và không có nhiều người trong khu vực trồng nên rất đắt hàng. Khoảng 12h trưa, ông đem 20 túi cà rốt đến siêu thị để bán đã có khách hàng ngay lập tức và cuối ngày đầu tiên, siêu thị thông báo có tới 19 túi được bán. Về cơ chế hoạt động, doanh thu từ sản phẩm của nông dân đem đến đây tiêu thụ sẽ chia lại cho siêu thị 15% chi phí vận hành, nhân công và mặt bằng, người dân được hưởng 85% còn lại.
Ông Iwane cho biết, nhà ông là gia đình thuần nông, có 3ha canh tác lúa và các loại rau củ, doanh thu hằng năm vào khoảng 5 triệu yên. Tuy nhiên, ông cũng cho biết ít nhất 50% doanh thu này là dành cho các chi phí về máy móc, chưa kể đến giống, phân bón và nhân công.
tin liên quan
Lầu Năm Góc 'quan ngại' về tên lửa siêu vượt âm mới của Nga
Phó Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh cảnh báo rằng tên lửa siêu vượt âm mới được thử nghiệm của Nga có thể gây nguy hiểm cho người dân Ukraine.
Cựu Tổng thống Brazil Bolsonaro bị cáo buộc âm mưu đảo chính
Cảnh sát Brazil cáo buộc cựu Tổng thống Jair Bolsonaro liên quan đến âm mưu đảo chính sau cuộc bầu cử năm 2022 cùng với hàng chục cựu bộ trưởng và trợ lý cấp cao.
Ông Putin cảnh báo trả đũa các nước cung cấp vũ khí tấn công Nga
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Moscow có quyền tấn công các cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công lãnh thổ Nga.
Ukraine cáo buộc Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa liên lục địa
Quân đội Ukraine cáo buộc Nga phóng tên lửa liên lục địa (ICBM) trong một cuộc tấn công vào thành phố Dnipro trong ngày 21/11.
Thua lỗ nặng nề, nông dân Nga tìm cây trồng mới thay lúa mì
Nhiều nông dân Nga cho biết sẽ trồng ít lúa mì hơn và chuyển sang các loại cây trồng có lợi nhuận cao hơn sau khi thua lỗ nặng trong năm nay.
Bà Merkel tiết lộ từng xin Giáo hoàng lời khuyên về ông Trump
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận từng phải xin lời khuyên từ Giáo hoàng Francis về cách đối phó với ông Donald Trump khi ông lần đầu đắc cử Tổng thống Mỹ.