| Hotline: 0983.970.780

Khu vườn hút nhân lực nông nghiệp về nông thôn Nhật Bản

Thứ Bảy 11/11/2023 , 07:38 (GMT+7)

Những nhà màng ở Ohnan là nơi đào tạo những cư dân thành thị ở khắp Nhật Bản muốn về vùng quê này làm nông nghiệp.

 

Ohnan, thuộc tỉnh Shimane phía Tây Nam của Nhật Bản là nơi có dân số già với tỷ lệ người trên 65 tuổi là 45,5% và mật độ dân cư rất thưa khi chỉ có 23 người/km2. Điều này ngày càng tạo nên áp lực với ngành nông nghiệp địa phương vì thiếu nhân lực.

 

Để cải thiện vấn đề này, trong nhiều năm qua, chính quyền thị trấn đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hút thêm người từ thành phố về vùng quê này làm nông nghiệp.

 

Trong đó, phải kể đến việc cho ra đời tổ hỗ trợ nông nghiệp Ohnan với nhiều thành viên đã tham gia, kết thúc và ở lại thị trấn này để tiếp tục phát triển.

 

Theo quy định của thị trấn, khi tham gia tổ hỗ trợ nông nghiệp Ohnan, các thành viên sẽ phải trải qua 3 năm đào tạo, trong đó sẽ có 2 ngành nghề để lựa chọn là trồng nho hoặc trồng rau củ.

 

Do là địa phương miền núi, có nơi độ cao so với mực nước biển lên đến 600m nên nhiều cây trồng rất thích hợp để phát triển ở Ohnan, ví dụ như nho Shinku. Đó là lý do vì sao giống nho này trở thành đối tượng để đào tạo cho các thành viên tổ hỗ trợ nông nghiệp Ohnan.

 

Trong năm đầu tiên, các thành viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản tại trường Đại học Nông lâm Shimane. Sau đó, họ trở về Ohnan để được tập huấn và tự chăm sóc cây 2 năm tiếp theo.

 

Trong quá trình này, mỗi thành viên đều nhận được một học bổng hỗ trợ của địa phương nhằm thu hút nhân lực nông nghiệp về với nông thôn. Cụ thể, mỗi tháng các thành viên tổ sẽ được nhận tiền hỗ trợ vào khoảng 233.000 yên (tương đương 38 triệu đồng).

 

Địa điểm tổ chức đào tạo là hệ thống nhà màng và ruộng ngoài trời nằm ở phía ngoại vi của thị trấn. Đây là nơi các thành viên được người hướng dẫn đào tạo các chăm sóc cho cây ví dụ như cách pha nước tưới, tỉa cành, tỉa hoa…

 

Đến nay, đội hỗ trợ nông nghiệp Ohnan đã đào tạo được 36 thành viên, trong đó 24 người đã hoàn thiện chương trình (3 năm) và còn 12 người đang tiếp tục. Trong số 24 người đã hoàn thành, có 16 người chọn ở lại Ohnan và 10 trong số đó tiếp tục làm nông nghiệp.

 

Ngày 10/11, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đến thăm đội hỗ trợ nông nghiệp Ohnan và tìm hiểu về phương thức hoạt động, nguyên nhân họ tìm đến vùng nông thôn này và những dự định cho tương lai.

Xem thêm
Cận Tết, làng nghề ‘xoi trầm’ hoạt động hết công suất

Cận Tết, làng nghề ‘xoi trầm’ hoạt động hết công suất. An Giang: Các lò lạp xưởng bò hoạt động gấp 6 lần thường nhật. Giá bưởi ở Hà Nội xuống thấp. Nhiều thách thức đối với ngành sầu riêng Việt Nam.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

Chăn nuôi không tiếp xúc - Giải pháp thích ứng dịch tả heo Châu Phi

Với nguyên lý virus dịch tả heo Châu Phi chỉ xâm nhập được vào trang trại khi có vật chủ trung gian, Công ty Cổ phần Giống vật nuôi Amafarm đã tạo ra quy trình chăn nuôi không tiếp xúc, từ đó giúp chăn nuôi nông hộ chuồng hở vẫn an toàn trước dịch bệnh ASF.