| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 15/12/2020 , 06:00 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 06:00 - 15/12/2020

Con số đáng mừng và nỗi đau!

7 năm qua, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố mới 1.856 vụ án hình sự về hành vi tham nhũng, và đã đề nghị truy tố 1.718 vụ với 4.768 bị can.

Tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng diễn ra ngày 12/12/2020 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, một con số được Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương đưa ra khiến dư luận quan tâm. Đó là: 7 năm qua (2013-2020), cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố mới 1.856 vụ án hình sự về hành vi tham nhũng, và đã đề nghị truy tố 1.718 vụ với 4.768 bị can.

Con số trên nói lên điều gì?

Thứ nhất, con số đó phản ánh quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc chiến chống tham nhũng. Một cuộc chiến quyết liệt, không dừng, không nghỉ, không có vùng cấm. Gần hai ngàn vụ án tham nhũng chỉ trong 7 năm. Thành tích đó thật ấn tượng.

Nhưng thứ hai, cũng phải thấy đó chính là một nỗi đau không nhỏ. 100% số bị can bị đề nghị truy tố đó là đảng viên, đều là những người có trình độ rất cao cả về chuyên môn lẫn lý luận chính trị: thạc sỹ có, tiến sỹ có, giáo sư, phó giáo sư có…, họ cũng là những người nắm những chức vụ rất cao cả trong các cơ quan Đảng lẫn cơ quan chính quyền. Từ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành…; Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh, thành… đều có.

Để lên được những chức vụ đó, phải trải qua một quá trình phấn đấu hàng chục năm, trải qua rất nhiều chức vụ từ nhỏ đến lớn. Mỗi lần lên chức của họ đều do đã “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”. Mỗi lần thăng tiến đều phải qua những quy trình xét duyệt hết sức nghiêm ngặt... Ai hay cái đích cuối cùng của họ lại là… nhà tù. Đằng sau họ là những ngàn, những chục ngàn tỷ tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân bị họ mang đổ xuống sông xuống bể. Những tổn thất cả về người lẫn về tài sản này, phải dùng đến hai chữ “thảm họa” mới nói hết.

Để xảy ra thảm họa này, phải chăng quy trình xét duyệt, bổ nhiệm của chúng ta có vấn đề? Chính vì có vấn đề, có những lỗ hổng chết người nên những quy trình kia mới trở thành hình thức, thậm chí thành trò đùa để những kẻ đó chỉ trở bàn tay là chui lọt.

Thứ ba, gần năm ngàn đồng chí mới chỉ là “những đồng chí không may bị lộ”. Con số “những đồng chí chưa bị lộ” chắc chắn còn, còn nhiều. Bởi nói như một ĐBQH thì “nhìn đâu cũng thấy tham nhũng”. Tham nhũng có ở tất cả các cấp, các ngành, quan to ăn to, quan nhỏ ăn nhỏ. Nhỏ thì từ con gà, con dê hỗ trợ hộ nghèo, những đồng tiền trợ cấp thất nghiệp vì đại dịch COVID… Lớn thì những khu đất vàng ngàn tỷ. Tham nhũng khủng khiếp đến mức trước thông tin một số cán bộ thuế của 1 tỉnh nhận hối lộ 5 tỷ đồng của doanh nghiệp nước ngoài để trốn hàng trăm tỷ tiền thuế, người có chức vụ của Tổng cục Thuế phẩy tay: ăn vặt.

Mong lắm thay, lần tổng kết sau, con số này sẽ nhỏ đi nhiều.

    Tags:

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm