| Hotline: 0983.970.780

Côn trùng, nguồn thức ăn tốt

Thứ Sáu 22/04/2016 , 06:05 (GMT+7)

Trước kia côn trùng (thường được gọi là sâu bọ) là loài động vật bỏ đi. Một số tộc người, đặc biệt là ở châu Âu và châu Mỹ còn ghê tởm các loài sâu bọ. Do đó người ta thường nói "đồ sâu bọ" có nghĩa là đồ bỏ đi.

Gần đây, nhận thức này đã thay đổi. Hiện nay trên thế giới, tỷ lệ người coi côn trùng là thức ăn tốt chiếm 64%, là thức ăn bình thường chiếm 20%, là thức ăn "ghê tởm" chỉ chiếm 16%. Đã có khoảng 2 tỷ người đã bổ sung chất dinh dưỡng bằng côn trùng.

Vừa qua, Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO) của Liên Hiệp quốc đã khuyến khích việc sử dụng côn trùng làm thức ăn cho con người và vật nuôi.

Ưu điểm của việc sử dụng côn trùng làm thức ăn cho con người và vật nuôi là:

- Có nhiều loại côn trùng.

- Côn trùng có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

- Côn trùng có vòng đời ngắn, tái tạo đàn nhanh.

- Điều kiện nuôi dưỡng côn trùng đơn giản, không tốn kém nhân công, vật tư.

- Côn trùng không cần năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.

- Hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt: Để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm bò phải mất một thời gian dài hơn dế 12 lần. Khả năng chuyển hóa thức ăn thành sinh khối và dế lớn hơn bò thịt 5 lần.

- Chất lượng sản phẩm tốt: Tỷ lệ protein, chất lượng trong côn trùng cao. Tỷ lệ protein của mọt gỗ là 30% và của ong bắp cày là 80%. Năng lượng của 100gr côn trùng cao hơn năng lượng của ngũ cốc, rau và thịt. Lượng kẽm, đồng, sắt, magiê ở côn trùng cao hơn thịt bò, cá, thịt gà tây, sữa và trứng.

- Thức ăn của côn trùng chủ yếu là cây cỏ (thức ăn thực vật), các chất phế thải nông, công nghiệp và đời sống, không cạnh tranh lương thực với loài người.

- Nuôi côn trùng không làm cho môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt côn trùng không tạo ra chất thải gây hiệu ứng nhà kính (một nguyên nhân làm cho bầu không khí của trái đất nóng lên và nước biển dâng).

Trên thế giới đã có nhiều nước sử dụng côn trùng làm thức ăn, đặc biệt là các loài kiến:

- Kiến mật, có chiếc bụng căng phồng chứa đầy mật, được thổ dân Úc rất ưa chuộng.

- Kiến cắt, có mùi vị như thịt xông khói, được người Nam Mỹ rất ưa thích.

- Kiến chanh, có mùi vị như chanh được các thổ dân ở Amazon ưa dùng.

- Ngoài ra người dân Colombia, Guatemala, Trung Quốc và Brazil cũng hay sử dụng các loài kiến của nước họ.

Ở Việt Nam, từ lâu đã có một số món ăn từ côn trùng khá phổ biến: nhộng tằm - cà cuống - châu chấu - dế mèn - ấu trùng của các loại ong, ve sầu. Nhưng tất cả các loài côn trùng này đều là phụ phẩm của các ngành nghề (nhộng tằm là của nghề tằm tơ) hoặc là côn trùng bắt được trong tự nhiên (cà cuống - châu chấu - dế mèn - ấu trùng của ong...) chưa có loại côn trùng do người ta gây nuôi.

Để phát triển chăn nuôi gia cầm (một loài vật nuôi có hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm chăn nuôi có hiệu quả cao: 1,5 - 1,8 kg thức ăn cho 1kg sản phẩm quay vòng nhanh), người ta đã bắt đầu gây nuôi các loại côn trùng để thay thế cho protein thực vật, đặc biệt là thay thế cho đậu tương (năng suất đậu tương ở Việt Nam thấp, giá thành cao, phải nhập nội từ Nam Mỹ và Hoa Kỳ).

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm