| Hotline: 0983.970.780

Công bố đồ án Quy hoạch Hà Tiên gắn với 3 nhóm chiến lược

Thứ Sáu 15/03/2024 , 17:58 (GMT+7)

Kiên Giang Quy hoạch thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên gắn với 3 nhóm chiến lược gồm phát triển tổng quan, phát triển đô thị và kinh tế cốt lõi, phát triển nền tảng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên đến năm 2040 cho lãnh đạo TP Hà Tiên.  Ảnh: Trung Chánh.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên đến năm 2040 cho lãnh đạo TP Hà Tiên.  Ảnh: Trung Chánh.

Sáng 15/3, tại TP Hà Tiên, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và đại diện các ngành chức năng liên quan, lãnh đạo Quân khu 9 và tỉnh Kiên Giang tham dự hội nghị.

Theo đồ án, quy hoạch TP Hà Tiên là đô thị cửa khẩu quốc tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và du lịch ven biển, đô thị có truyền thống lịch sử, di sản văn hóa và di sản thiên nhiên đa dạng về hệ sinh thái. Có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia, là một cực tăng trưởng phía tây của tỉnh Kiên Giang, đô thị trọng điểm của vùng ĐBSCL.

Đồ án quy hoạch có phạm vi nghiên cứu khoảng 34.800ha, gồm toàn bộ địa giới hành chính TP Hà Tiên, với 2 phường là Bình San, Đông Hồ, Pháo Đài, Tô Châu, Mỹ Đức, 2 xã Thuận Yên, xã đảo Tiên Hải, phần diện tích mặt biển nằm giữa xã đảo Tiên Hải và các xã, phường thuộc phần đất liền của thành phố để nghiên cứu định hướng lấn biển, xây dựng đảo nhân tạo. Định hướng phát triển không gian theo mô hình đô thị di sản, lưỡng cực, nhất thể, đa trung tâm và được chia thành 8 khu vực phát triển: Đô thị truyền thống, đô thị phát triển du lịch di sản, văn hóa, lịch sử, tham quan danh lam thắng cảnh; đô thị cửa khẩu, logistics, du lịch nghỉ dưỡng quá cảnh, mua sắm, du lịch sinh thái ngập nước, đô thị du lịch cộng đồng, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao; đô thị du lịch chuyên đề, du lịch khám phá, sinh thái biển, phát triển cảng, sân bay chuyên dụng phục vụ du lịch và giao thông đô thị kết nối với Phú Quốc và vùng lân cận…

Đồ án quy hoạch xác định phát triển TP Hà Tiên gắn với 3 nhóm chiến lược gồm: Các chiến lược phát triển tổng quan, các chiến lược phát triển đô thị và kinh tế cốt lõi, các chiến lược phát triển nền tảng. Được quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tổ chức không gian, sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan phù hợp đặc trưng của từng khu vực phát triển, có tính toán đến yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ chủ quyền quốc gia biên giới, biển đảo.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh, thành phố Hà Tiên là 1 trong 3 đô thị trọng điểm, là cực tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Quy hoạch định hướng phát triển TP Hà Tiên trở thành “Đô thị trọng điểm, là trung tâm kinh tế, phát triển mạnh về thương mại biên giới, dịch vụ, du lịch gắn với Khu kinh tế cửa khẩu, là trung tâm văn hóa, di sản, giá trị lịch sử, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh”. Hà Tiên cùng với TP Rạch Giá, TP biển đảo Phú Quốc trở thành tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển của tỉnh Kiên Giang.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu tỉnh Kiên Giang trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cần phải bảo vệ nghiêm ngặt di sản, diện tích rừng, hệ thống sông, đầm tự nhiên, các không gian ven biển, các giá trị thiên nhiên, các bản sắc riêng có của thành phố Hà Tiên. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu tỉnh Kiên Giang trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cần phải bảo vệ nghiêm ngặt di sản, diện tích rừng, hệ thống sông, đầm tự nhiên, các không gian ven biển, các giá trị thiên nhiên, các bản sắc riêng có của thành phố Hà Tiên. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, tỉnh Kiên Giang cần xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình tổ chức quy hoạch cần phải bảo vệ nghiêm ngặt di sản, diện tích rừng, hệ thống sông, đầm tự nhiên, các không gian ven biển, các không gian sinh hoạt công cộng, các giá trị thiên nhiên, nhân văn, các bản sắc riêng có của thành phố Hà Tiên. Đặc biệt quan tâm tăng cường quản lý chặt chẽ trật tự xây dựng trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch. Đối với khu vực lấn biển, xây dựng đảo nhân tạo, các bước triển khai tiếp theo phải tuân thủ quy định hiện hành của Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Đất đai, quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao các quyết định chủ trương đầu tư dự án và biên bản ghi nhớ đầu tư dự án các lĩnh vực du lịch, thương mại, đô thị, khu công nghiệp, chế biến thủy sản với tổng số vốn gần 40.000 tỷ đồng cho các nhà đầu tư. Ảnh: Trung Chánh. 

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao các quyết định chủ trương đầu tư dự án và biên bản ghi nhớ đầu tư dự án các lĩnh vực du lịch, thương mại, đô thị, khu công nghiệp, chế biến thủy sản với tổng số vốn gần 40.000 tỷ đồng cho các nhà đầu tư. Ảnh: Trung Chánh. 

Tại hội nghị, tỉnh Kiên Giang trao 4 quyết định chủ trương đầu tư dự án các lĩnh vực khu du lịch sinh thái, khu dân cư, nhà nghỉ dưỡng trên địa bàn TP Hà Tiên, với tổng diện tích hơn 16ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.460 tỷ đồng và 17 biên bản ghi nhớ đầu tư dự án các lĩnh vực du lịch, thương mại, đô thị, khu công nghiệp, chế biến thủy sản, cấp nước, xử lý nước thải… với tổng diện tích hơn 1.200ha, tổng vốn đầu tư hơn 37.400 tỷ đồng.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.