| Hotline: 0983.970.780

Công bố, sản xuất vacxin dịch tả lợn Châu Phi sớm nhất có thể

Thứ Sáu 14/01/2022 , 16:18 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo Cục Thú y phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dabaco nghiên cứu, sản xuất vacxin dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian sớm nhất.

Cục Thú y và Tập đoàn Dabaco Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, sản xuất vacxin phòng bệnh DTLCP. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cục Thú y và Tập đoàn Dabaco Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, sản xuất vacxin phòng bệnh DTLCP. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu

Ngày 14/1, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) và Tập đoàn Dabaco tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), sớm đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng chống dịch bệnh.

Phát biểu tại lễ ký kết, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông nhận định, thời gian qua, DTLCP đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn cũng như xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam.

Virus DTLCP rất nguy hiểm, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và ở các sản phẩm thịt lợn. Đặc biệt, đã hơn 100 năm kể từ khi DTLCP xuất hiện trên thế giới, cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị và vacxin phòng bệnh thương mại có hiệu quả.

“Để huy động tối đa các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ NN-PTNT, Cục Thú y đã chủ động kêu gọi, phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế cũng như các doanh nghiệp, tập đoàn tiềm lực trong nước tham gia phối hợp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để nâng cao năng lực phòng, chống bệnh DTLCP. Trong đó có việc chủ động tiếp cận khoa học tiên tiến để tập trung khẩn trương nghiên cứu sản xuất vacxin phòng bệnh DTLCP tại Việt Nam”, ông Phạm Văn Đông cho biết.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao những kết quả mà Cục Thú y và Tập đoàn Dabaco đã đạt được trong hợp tác nghiên cứu để sản xuất vacxin DTLCP.. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao những kết quả mà Cục Thú y và Tập đoàn Dabaco đã đạt được trong hợp tác nghiên cứu để sản xuất vacxin DTLCP.. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, ngày 6/1/2022, Cục Thú y đã thành lập tổ công tác để cùng phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho Tập đoàn Dabaco đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất thương mại vacxin DTLCP theo quy định.

Tập đoàn Dabaco cũng đã thành lập tổ công tác gồm lãnh đạo Tập đoàn, các nhà khoa học, quản lý để trực tiếp làm việc và phối hợp với tổ công tác của Cục Thú y giải quyết công việc trên tinh thần quyết liệt và khẩn trương nhất. Hai bên đã thiết lập cơ chế phối hợp và trao đổi, xử lý thông tin đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

Song song với việc hỗ trợ và hướng dẫn về các thủ tục hành chính, các vấn đề pháp lý có liên quan, tổ công tác của Cục Thú y cũng lên kế hoạch và tư vấn cho Tập đoàn Dabaco về việc đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt chuẩn GMP-WHO.

Đồng thời, tổ công tác của Cục Thú y cũng bố trí nguồn lực nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao để hướng dẫn, hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các nhân sự chuyên môn của Tập đoàn Dabaco được cấp Chứng chỉ thực hành tốt sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn GMP-WHO.

Công bố vacxin DTLCP sớm nhất có thể

Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dabaco, ông Nguyễn Như So cho rằng, thực trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học hiện nay chính là nguyên nhân khiến DTLCP dễ dàng xâm nhập, lây lan và khó kiểm soát. Trong khi đó, chỉ có vacxin phòng bệnh mới là lời giải cho bài toán đẩy lùi DTLCP.

Ông Nguyễn Như So khẳng định, vacxin DTLCP do Tập đoàn Dabaco nghiên cứu đảm bảo an toàn và mang tính bảo hộ rất cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Nguyễn Như So khẳng định, vacxin DTLCP do Tập đoàn Dabaco nghiên cứu đảm bảo an toàn và mang tính bảo hộ rất cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Ngay sau khi nhận được sự tin tưởng, chỉ đạo của Bộ NN-PTNT giao cho Tập đoàn hợp tác nghiên cứu vacxin DTLCP với chuyên gia Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Tập đoàn Dabaco đã tập trung nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất tốt nhất để triển khai nhiệm vụ. Đến nay, Tập đoàn đã đạt được những thành công nhất định trong nghiên cứu, thử nghiệm. Và kết quả cho thấy, vacxin do Dabaco nghiên cứu đảm bảo an toàn và mang tính bảo hộ rất cao. Dự kiến trong quý II năm 2022, vacxin DTLCP sẽ được công bố”, ông Nguyễn Như So khẳng định.

Chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, sản xuất vacxin DTLCP, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà Cục Thú y và Tập đoàn Dabaco đã đạt được.

Đồng thời nhấn mạnh cho đến nay, chăn nuôi lợn vẫn là sinh kế cho hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam. Nếu không có vacxin, bài toán DTLCP sẽ là thách thức lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Nhu cầu vacxin phòng bệnh DTLCP đang rất cấp thiết đối với chăn nuôi lợn của nước ta . Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhu cầu vacxin phòng bệnh DTLCP đang rất cấp thiết đối với chăn nuôi lợn của nước ta . Ảnh: Phạm Hiếu.

“Theo đó, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo Cục Thú y tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dabaco để thực hiện đúng tiến độ việc nghiên cứu, sản xuất vacxin DTLCP. Đây là một đòi hỏi hết sức cấp bách”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Cùng với đó, Thứ trưởng đề nghị Cục Thú y và Tập đoàn Dabaco khẩn trương đánh giá những nội dung còn lại, đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất vacxin với tốc độ nhanh nhất, hoàn thiện quá trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm để ngày công bố vacxin DTLCP đến sớm nhất có thể.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.