| Hotline: 0983.970.780

"Cõng nhau" hỗ trợ huyện nghèo

Thứ Hai 14/05/2012 , 10:24 (GMT+7)

Từ nay cuối năm, các DN sẽ tiếp tục hỗ trợ nhằm tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo gấp 1,6 lần so với năm 2011...

Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Trọng Đàm

"Ngành LĐ-TB&XH sẽ đề nghị Chính phủ yêu cầu DN tăng đầu tư cho giảm nghèo, điều chỉnh, sắp xếp lại việc hỗ trợ theo hướng: DN có khả năng sẽ tiếp sức DN khó khăn để cùng tham gia hỗ trợ huyện nghèo...", ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH mở đầu cuộc trao đổi với PV NNVN.

Nhìn lại kết quả sau thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2020, ông Đàm cho biết: Nếu trước đây chỉ làm 1 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thì bây giờ, Nghị quyết 80 đã tách ra để huy động được nhiều nguồn lực xã hội, nâng cao trách nhiệm của các cấp, trong đó tập trung ưu tiên cho các huyện nghèo.

Sau 3 năm triển khai, các DN trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH quản lý, đã làm được khoảng 2.000 công trình lớn nhỏ cho các huyện nghèo trong diện hỗ trợ của đề án, như đường giao thông, cầu dân sinh, hệ thống lưới điện, trạm y tế xã, trường học, trường nội trú… tại các vùng khó khăn ở 62 huyện nghèo trên cả nước.

"Từ nay cuối năm, các DN sẽ tiếp tục hỗ trợ nhằm tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo gấp 1,6 lần so với  năm 2011. Riêng các huyện nghèo ở vùng sâu vùng xa sẽ tăng thu nhập 2,5 lần. Đồng thời đưa tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm (theo chuẩn nghèo Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015), ông Đàm cho hay.

Thưa ông, ngoài kết quả hỗ trợ của các DN thì nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn bởi thiếu vốn?

Theo đề án 30a đã được Chính phủ phê duyệt hỗ trợ cho 62 huyện nghèo, bình quân mỗi năm, mỗi huyện cần đầu tư khoảng 300 - 350 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay, tổng nguồn lực để đầu tư cho mỗi huyện nghèo (kể cả đề án 30a và cả các chương trình mục tiêu quốc gia khác, thậm chí từ huy động trái phiếu của Chính phủ) thì bình quân cũng chỉ được khoảng 250 tỷ.

Có nghĩa đang thiếu khoảng 100 tỷ đồng để giảm nghèo. Để khắc phục các khó khăn, sắp tới Bộ sẽ đề nghị điều chỉnh, sắp xếp lại việc hỗ trợ theo hướng: DN có khả năng sẽ tiếp sức cho các DN khó khăn. Ban chỉ đạo sẽ vận động DN có tiềm lực lớn nhận hỗ trợ thêm các huyện khác, bên cạnh những huyện đã được phân công đỡ đầu.

Ví dụ Ngân hàng Đầu tư- phát triển VN đã nhận thêm 3 huyện ngoài 4 huyện ban đầu được giao, sẽ tiếp tục làm nhà, xóa nhà tạm cho hộ nghèo, xây trường học, trạm xá, giao thông, cầu cống dân sinh và rất nhiều công trình khác. Thời gian tới, Bộ LĐ-TBXH còn vận động thêm Tập đoàn Dầu khí VN, các ngân hàng ngoại thương gánh vác thêm các huyện nghèo khác.

Chủ trương, chính sách mới được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất trong kỳ họp Quốc hội tới là gì, thưa ông?

Bộ trình Quốc hội thông qua danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia cho 5 năm tới, trong đó có chương trình giảm nghèo. Chương trình tập trung cho 62 huyện nghèo cộng với 7 huyện mới được Thủ tướng bổ sung thêm vào diện 30a. Các xã nằm trong Chương trình 135, các xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo cũng tiếp tục được đầu tư. Riêng về ngân sách đầu tư cho giảm nghèo năm 2012 dự tính sẽ tăng lên so với năm 2011, trung bình mỗi huyện được đầu tư 200-250 tỷ đồng/năm.

Xin cảm ơn ông!

Tạo điều kiện cho DN vay vốn

Gia hạn nộp thuế thu nhập DN, thuế GTGT, miễn thuế Môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ SX muối, tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay được vốn,  đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư... là những chính sách vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, hỗ trợ thị trường.

Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay được vốn. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước VN chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; DN vừa và nhỏ; DNSX hàng xuất khẩu; DN công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ,...) và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực SX tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay được vốn phục vụ SX-KD, nhất là đối với  DN có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng gặp khó khăn về tài chính…

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất