| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến:

Công tác thú y nặng nề, nhưng cũng rất vinh dự

Thứ Hai 05/07/2021 , 19:31 (GMT+7)

Công tác thú y, kiểm soát dịch bệnh là vô cùng quan trọng không chỉ đối với thị trường nội địa 100 triệu dân mà còn phục vụ cho thị trường xuất khẩu quốc tế.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Phạm Văn Đông chủ trì hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Phạm Văn Đông chủ trì hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày 5/7, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2021 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, việc kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi là vô cùng quan trọng, không chỉ đối với thị trường nội địa 100 triệu dân mà còn phục vụ cho thị trường xuất khẩu quốc tế.

Trong hoàn cảnh Covid-19 gây khó khăn và diễn biến còn phức tạp, Việt Nam đã phải đương đầu với dịch bệnh trên cây trồng, động vật trên cạn, trên thủy sản. Thời gian qua, số lượng dịch bệnh tăng lên vì Việt Nam đã hội nhập sâu trong khu vực, chưa kể đường biên giới dài, nhiều hoạt động thương mại, du lịch. Theo thống kê, thiệt hại cho dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm là gần 900 tỷ đồng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, trách nhiệm của những người làm công tác thú y rất nặng nề nhưng cũng rất vinh dự. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, trách nhiệm của những người làm công tác thú y rất nặng nề nhưng cũng rất vinh dự. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ: Đến nay, riêng khối chăn nuôi và thủy sản hiện đã chiếm 49,45% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Nếu không có sự phát triển của chăn nuôi và thủy sản, chắc chắn tăng trưởng nông nghiệp không thể đạt được mục tiêu đề ra. Thủy sản và chăn nuôi muốn phát triển bền vững thì công tác thú y phải là biện pháp hàng đầu. Trách nhiệm của những người làm công tác thú y vì vậy rất nặng nề nhưng cũng rất vinh dự.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng lưu ý trong công tác phòng chống dịch bệnh trên cạn trong thời gian tới, với quy mô đàn gia cầm như hiện nay, nếu không chủ động được vacxin thì chỉ cần đến lúc ‘gió bắc heo may’ vào dịp cuối năm, dịch cúm gia cầm (CGC) sẽ ngay lập tức bùng phát dịch.

Vì vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Cục Thú y phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu vacxin để chủ động phòng chống dịch bệnh CGC, bởi để phòng chống dịch bệnh do virus thì nhất định phải có vacxin.

Đối với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các tỉnh, thành phố cần phải bố trí ngân sách để tiêm vacxin. Nếu không nắm chắc công tác thú y, ngành chăn nuôi ở các địa phương sẽ rất khó để tăng trưởng. Ngoài ra, việc quản lý vacxin, thuốc thú y phải được rà soát kĩ lưỡng, sát thực tiễn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định tầm quan trọng của vacxin trong công tác phòng chống dịch bệnh chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định tầm quan trọng của vacxin trong công tác phòng chống dịch bệnh chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong 6 tháng đầu năm đã được kiểm soát tốt. Số lượng vật nuôi phải tiêu hủy do dịch bệnh có tăng lên nhưng so với tổng đàn lại giảm đi. Chính vì vậy sản lượng thịt gia súc gia cầm đã tăng gần 23% so với cùng kì năm 2020.

Ngoài ra, diện tích dịch bệnh trên thủy sản đã giảm rất nhiều, sản lượng nuôi trồng tăng tới 4,1% so với cùng kỳ 2020.

Cục trưởng Phạm Văn Đông cho biết, để đạt được mục tiêu của 6 tháng cuối năm cũng như làm tiền đề phát triển cho những năm tới, ngành thú y sẽ có những giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sát và cụ thể hơn, nhất là trong khoảng thời gian cuối năm do nhu cầu chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia tăng. Trong đó, đặc biệt phát huy dự báo tốt về dịch bệnh, về các ổ dịch. Phát hiện, xử lý sớm và chủ động công bố rộng rãi hiệu lực của vacxin...

Trong 6 tháng cuối năm, Cục Thú y sẽ tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh động vật, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi. Tiếp tục cử đoàn công tác đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đồng thời, tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ NN-PTNT đã có nhiều chỉ đạo.

Cục trưởng Phạm Văn Đông nhấn mạnh ngành thú y cần có những giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sát và cụ thể hơn trong thời gian tới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cục trưởng Phạm Văn Đông nhấn mạnh ngành thú y cần có những giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sát và cụ thể hơn trong thời gian tới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Song song đó, tập trung xây dựng các chuỗi, các vùng chăn nuôi cấp huyện, liên huyện, đặc biệt đối với gia cầm, lợn, bò sữa bảo đảm an toàn dịch bệnh để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục triển khai các chương trình giám sát chủ động sự lưu hành và biến đổi của các dịch bệnh nguy hiểm để cảnh báo sớm, chủ động phòng, chống dịch bệnh khi còn ở diện hẹp; trong đó, tập trung tổ chức tiêm vacxin phòng các dịch bệnh nguy hiểm...

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm của virus, nuôi cấy phân lập, giải trình tự gen, nghiên cứu, sản xuất vacxin...

Theo ông Ngô Văn Bắc, Quyền Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Thú y), trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm đã xét nghiệm 38.000 mẫu Covid-19 tương đương gần 120.000 người, phát hiện 2 ca dương tính, truy xuất 3 ca dương tính khác. Tất cả những ca dương tính đều lây nhiễm ngoài cộng đồng, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ lây lan và không truy xuất được nguồn gốc. Hoạt động xét nghiệm Covid-19 của Trung tâm đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành y tế trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19.

    Tags:
Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm