| Hotline: 0983.970.780

Công trình nước sạch bỏ hoang, hàng trăm hộ dân thiếu nước

Thứ Năm 16/02/2023 , 09:12 (GMT+7)

2 công trình nước sạch đã hoàn thành nhưng không được sử dụng. Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh.

4

Công trình nước sạch hơn 1 tỷ đồng đã xây xong gần 2 năm nhưng chưa thể hoạt động. Ảnh: L.K.

Nhiều năm trước, người dân thôn Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) phải sống trong tình cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt. Hầu hết các giếng nước của địa phương đều bị nhiễm phèn. Do đó, các hộ dân mong muốn có 1 công trình cung cấp nước sạch để sử dụng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đáp ứng nguyện vọng đó, ngày 26/8/2020, UBND xã Tam Lãnh có quyết định phê duyệt điều chỉnh báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn Bồng Miêu. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1,2 tỷ đồng, mục tiêu nhằm cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân ở các tổ 6,7 và 8 (thôn Bồng Miêu).

Quy mô công trình bao gồm giếng khoan, đài nước và hệ thống tuyến ống cấp nước. Dự án được khởi công vào ngày 28/8/2020 và hoàn thành, nghiệm thu ngày 26/10/2020. Thế nhưng, sau đó công trình lại không được đấu nối hệ thống ống nước đến từng hộ gia đình để sử dụng.

Hiện nay, sau hơn 2 năm “đắp chiếu”, xung quanh khu vực này bây giờ rậm rạp cây cỏ. Phía bên dưới hệ thống điện nằm la liệt, nhếch nhác. Nhiều đoạn ống gỉ sắt, hệ thống dẫn nước hư hỏng. Tại đài nước có nhiều khoảng tường bám đầy rêu mốc, cửa vào đài nước vẫn đóng kín. Việc công trình xây lên rồi bỏ không suốt nhiều năm gây lãng phí khiến người dân rất bức xúc.

IMG_4558

Các thiết bị công trình đã bắt đầu gỉ sét. Ảnh: L.K.

Bà Bùi Thị Nga (tổ 8, thôn Bồng Miêu) cho biết, do địa hình đồi cao nên gia đình bà đã đào 1 giếng nước ở vùng thấp để sử dụng. Mặc dù vậy, giếng nước này luôn trong tình trạng nhiễm phèn nên chỉ phục vụ nhu cầu để tắm, giặt. Còn nước dùng để ăn uống phải đi chở ở địa điểm khác xa nơi ở, rất bất tiện.

“Ngoài ra, ở vùng này gần mỏ vàng Bồng Miêu, hoạt động khai thác vàng trái phép đang diễn ra nên chúng tôi cũng lo rằng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. 2 năm trước, khi địa phương triển khai xây dựng công trình nước sạch, người dân rất mừng. Vậy mà một thời gian dài trôi qua rồi vẫn không có gì thay đổi cả”, bà Nga tâm sự.

Qua tìm hiểu, tại thôn Bồng Miêu, ngoài công trình cấp nước nói trên thì còn có 1 công trình nước sạch do Công ty vàng Bồng Miêu xây dựng để phục vụ cho công nhân và hơn 400 hộ dân thuộc các thôn Bồng Miêu và An Lâu. Sau khi Công ty vàng Bồng Miêu dừng hoạt động, công trình được bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý. Đến năm 2019, hệ thống bơm nước bị hư hỏng dẫn đến công trình không còn vận hành.  

Empty

Một công trình nước sạch khác cũng ở thôn Bồng Miêu đã dừng hoạt động hơn 3 năm qua. Ảnh: L.K.

Anh Phan Đình Hải (trú tổ 10, thôn Bồng Miêu) cho hay, hơn 3 năm qua, vì không còn nguồn cung cấp nước sạch, không còn cách nào khác, người dân đành chấp nhận sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn để sinh hoạt. Do kinh tế khó khăn nên chỉ có 1 số ít hộ gia đình mới mua được máy lọc nước về dùng, còn lại hầu như phải xây bể, lọc bằng cát thủ công.

“Khổ nhất vẫn là vào mùa nắng, khi giếng nước khô cạn, người dân thiếu nguồn nước sinh hoạt trầm trọng, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Tại các buổi tiếp xúc cử tri, chúng tôi đều trình bày nguyện vọng mong muốn chính quyền địa phương sớm khắc phục sự cố đưa công trình nước sạch hoạt động trở lại, nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực”, anh Hải chia sẻ.

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sự, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh cho biết, 2 công trình nước sạch ở thôn Bồng Miêu đã được nghiệm thu, bàn giao và có nước sạch để phục vụ cho nhân dân. Mặc dù vậy, khi tiến hành tổ chức họp dân để đăng ký đấu nước vào thì có ít người dân tham gia và cũng không có người trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống nước để rồi còn thu các khoản phí như tiền điện, nước… dẫn đến công trình nước sạch bỏ không.

Theo ông Sự, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ cử người đi rà soát, kiểm tra lại sau đó lên phương án, dự trù kinh phí khắc phục. “Ngoài ra, hiện nay, UBND huyện Phú Ninh cũng đang triển khai xây dựng thêm 1 công trình nước sạch tại thôn Bồng Miêu, hoàn thành trong năm 2023. Địa phương sẽ cố gắng sớm hoàn thiện các công trình, cung cấp nguồn nước sạch cho người dân thôn Bồng Miêu sử dụng trong năm nay”, ông Nguyễn Văn Sự nói.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm