| Hotline: 0983.970.780

Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều nước

Thứ Hai 20/07/2020 , 08:35 (GMT+7)

Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi là những nước có số ca nhiễm bệnh tăng nhanh nhất thế giới, khiến lần đầu tiên số ca bệnh tăng thêm 1 triệu chỉ trong vòng 100 giờ.

Người dân Ấn Độ xếp hàng chờ xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: AFP.

Người dân Ấn Độ xếp hàng chờ xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: AFP.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo hôm 19/7, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng gần 260.000 trong vòng 24 giờ. Đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát, số ca nhiễm mới một ngày vượt ngưỡng 250.000.

Bên cạnh ba điểm nóng quen thuộc từ Mỹ, Ấn Độ và Brazil, Nam Phi trở thành ổ bệnh mới, với hơn 13.300 ca dương tính được xác nhận trong ngày 17/7. Nước này hiện dẫn đầu châu Phi về số ca nhiễm bệnh, với tổng cộng 337.000 người mắc và hơn 4.800 người tử vong. Số người chết do virus trên thế giới cũng lên tới hươn 7.300 người một ngày, mức cao nhất tính từ ngày 10/5. 

Đại học Johns Hopkins thống kê rằng, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã vượt qua con số 14 triệu, với khoảng hơn 600.000 người tử vong. 

Tại Mỹ, số ca nhiễm tại các bang miền Nam tăng mạnh, do Florida, Texas và Arizona do dự trong việc ban hành quyết định bắt người dân đeo khẩu trang.

Trong 3 bang này, Florida đang là điểm nóng nhất. Bang này có hơn 10.000 ca nhiễm mới và 90 ca tử vong vào hôm 18/7. 

Tại Brazil, nước có số ca nhiễm cao thứ nhì thế giới chỉ sau Mỹ, số ca bệnh mới vẫn tăng gần như theo cấp số nhân.

Còn Ấn Độ trở thành nước thứ ba vượt mốc 1 triệu ca bệnh. Dù tăng mạnh về số ca nhiễm mới, Ấn Độ được cho là chưa chạm đỉnh dịch. Các bệnh viện ở thành phố Mumbai và Bangalore ngập tràn bệnh nhân. 

Theo Reuters, số ca bệnh thực tế ở những quốc gia đông dân nhưng thiếu thốn về cơ sở y tế, có thể cao hơn nhiều những con số được công bố.

Ấn Độ là ví dụ. Dù xếp thứ ba sau Mỹ (3,6 triệu) và Brazil (2,1 triệu), và áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt như hỏa táng người tử vong do SARS-CoV-2, Ấn Độ báo cáo mới có khoảng 25.000 ca tử vong. Các nước phương Tây nghi ngờ con số này của Chính phủ Ấn Độ, bởi tỷ lệ quá thấp so với mặt bằng chung.

Khu vực phía Đông châu Á, gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á, là nơi kiểm soát SARS-CoV-2 tốt nhất thế giới, tính từ lúc những ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của dịch bệnh cũng không buông tha nơi này. 

Tại Hong Kong, số ca nhiễm mới đã vượt mốc 1.755, con số cao nhất khi dịch SARS bùng phát hồi năm 2003. Phần lớn trong số 1.777 ca nhiễm mới được công bố hôm 18/7, là các ca nhiễm nội địa.

Lãnh đạo Cục quản lý Bệnh viện Hong Kong, Tony Ko Pat-sing, không loại trừ khả năng các công trình công cộng có thể được sử dụng làm bệnh viện dã chiến. Sân bay quốc tế Asia World-Expo đủ điều kiện để làm nơi chăm sóc bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tòa nhà này từng được dùng làm trung tâm xét nghiệm từ hồi tháng 3 năm nay.

Ngoài các biện pháp như buộc người dân đeo khẩu trang nơi công sở, Hong Kong còn giám sát chặt chẽ những người đến từ khu vực có nguy cơ cao như Ấn Độ, Pakistan. Nếu muốn nhập cảnh Hong Kong, họ buộc phải cung cấp chứng nhận âm tính, hoặc đi làm xét nghiệm. 

Từ ngày đầu tuần 20/7, phần lớn trong số 180.000 viên chức Hong Kong sẽ làm việc tại nhà, theo tờ South China Morning Post. Chỉ những dịch vụ thiết yếu được tiếp tục hoạt động.

Người dân Hong Kong đeo khẩu trang đi làm. Ảnh: SCMP.

Người dân Hong Kong đeo khẩu trang đi làm. Ảnh: SCMP.

Cũng theo tờ này, quyết định này được đưa ra sau khi 10 công chức ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Hải quan và Tiêu thụ đặc biệt nhiễm virus.

Tại quốc gia Tây Á Iraq, những người chết do nhiễm SARS-CoV-2 bị từ chối chôn cất ở nghĩa trang chung. Các nghĩa trang từ chối chôn họ vì người thân của những người không chết vì nhiễm virus cảm thấy sỉ nhục khi chôn người thân mình cạnh những người bệnh. 

Iraq buộc phải tạo ra nghĩa trang mới, dành riêng cho những nạn nhân mắc bệnh và lấy tên là thung lũng Yên Bình. Nghĩa trang này rộng hơn 600 hec-ta, biệt lập với các khu dân cư. Người thân có thể theo đoàn chôn cất tới nghĩa trang, nhưng bị giới hạn từ xa nhằm tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Tại nước làng giềng của Iraq, Tổng thống Iran Hassan Rouhani bất ngờ tuyên bố rằng nước này có khoảng 25 triệu người nhiễm bệnh. Con số khổng lồ này khiến nhiều người giật mình, bởi nó gấp 100 lần thông báo từ Bộ Y tế Iran là 260.000 ca.

Bất chấp sự hoài nghi từ người dân và truyền thông thế giới, ông Rouhani không giải thích về phỏng đoán của mình. Ông kêu gọi người dân bình tĩnh, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, và yên tâm vượt qua thách thức.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.