| Hotline: 0983.970.780

Covid-19 làm khổ phụ nữ mang thai

Thứ Ba 14/07/2020 , 07:10 (GMT+7)

Mặc dù biện pháp tránh thai và phá thai được xếp vào loại thiết yếu, nhưng cách ly xã hội đã khiến phụ nữ rất khó tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản.

Một phụ nữ Ấn Độ đang tìm hiểu thông tin tại trung tâm sức khỏe sinh sản. Ảnh: Getty Images.

Một phụ nữ Ấn Độ đang tìm hiểu thông tin tại trung tâm sức khỏe sinh sản. Ảnh: Getty Images.

Tuần cuối tháng 5, cô sinh viên Kiran (tên đã được đổi) phát hiện mình có thai. Được một người quen làm ngành y khuyên dùng thuốc phá thai nhưng không hiệu quả, cách duy nhất với Kiran là đến bệnh viện xử lý. Giữa dịch, việc đó vô cùng khó.

Ấn Độ vẫn đang trong thời gian cách ly xã hội bằng nhiều biện pháp thuộc loại chặt chẽ nhất thế giới. Đi lại bằng máy bay, tàu hỏa và xe buýt đều tạm dừng khi chính quyền muốn “giữ” người dân trong nhà càng lâu càng tốt. Các bệnh viện vẫn mở cửa nhưng chỉ tiếp nhận trường hợp cấp cứu hoặc điều trị một số loại bệnh cấp thiết.

Mặc dù biện pháp tránh thai và phá thai được xếp vào loại thiết yếu, nhưng cách ly xã hội đã khiến phụ nữ rất khó tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản.

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy trong thời gian dịch Covid-19, chỉ có 1,85 triệu ca phá thai được thực hiện, con số rất nhỏ so với khoảng 15,6 triệu ca hàng năm. Điều đó có nghĩa là hạn chế do Covid-19 gây ra có thể đã buộc rất nhiều phụ nữ phải tìm đến các cơ sở thực hiện phá thai chui, mất an toàn.

Chủ nhật 12/7 được Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận là ngày có số người nhiễm Covid-19 tăng cao nhất từ trước đến nay, với con số 230.370 người nhiễm mới. Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi lần lượt là 4 nước có ca nhiễm mới nhiều nhất. Cùng kết thúc ngày 12/7, thế giới có hơn 13 triệu người nhiễm, hơn 565.000 trường hợp tử vong.

“Đến mua bộ thử thai cũng khó chứ chưa nói việc gì phức tạp hơn”, Jasmine Lovely George từ tổ chức tư vấn sức khỏe sinh sản và tình dục Hidden Pockets chia sẻ.

Theo Jasmine, “đàn ông Ấn nhờ mua đến cái tã trẻ em cũng là chuyện hiếm khi xảy ra”. Trong cách ly xã hội, đường phố Ấn Độ thường chỉ có đàn ông ra ngoài.

Cũng theo Jasmine, trong mấy tháng cách ly, trung tâm của cô nhận rất nhiều cuộc điện thoại đề nghị giúp đỡ vì các bệnh viện từ chối làm thủ thuật phá thai. Câu trả lời của bệnh viện thường là “hẹn quay lại sau”.

Bác sĩ Suchitra Wadhwa làm việc tại Hội Kế hoạch hóa gia đình Delhi chia sẻ, có rất nhiều trường hợp yêu cầu giúp đỡ nhưng Hội hay cá nhân bà không thể làm gì được, một là không có chức năng, hai là không phải chuyên môn chính ngoài việc tư vấn an toàn tình dục và biện pháp tránh thai, ba là bản thân bác sĩ cũng không muốn làm việc tước bỏ sinh linh.

Thực tế thì nhu cầu phá thai ở Ấn Độ vẫn rất cao, dù có cách ly xã hội. “Chúng tôi vẫn phải tìm bác sĩ cho họ, họ cần giúp đỡ”, bác sĩ Shilpa Shroff làm cho Phong trào Phá thai an toàn châu Á cho biết. Nhưng với người nghèo, phá thai là cả một gánh nặng kinh tế.

Gia đình Kiran ở Delhi không giàu có nhưng cũng chưa đến nỗi khó khăn. Tuy vậy, mức giá một số bác sĩ phụ khoa làm tư đưa ra quá “chát”, tới 70.000 rupee, tức khoảng 930 USD.

Cái thai đã 15 tuần, Kiran và bố mẹ nóng ruột không nghĩ ra giải pháp. Kiran ở nhà lung sục trên mạng và tìm ra Nhóm Hỗ trợ Y khoa là một tổ chức phi lợi nhuận. Thật may họ đã giúp cô sinh viên tìm được một bác sĩ phụ khoa.

Nhưng không phải phụ nữ nào ở Ấn Độ cũng may mắn như Kiran, nhất là với đa số đang ở nông thôn. Mặc dù có vị trí quan trọng trong nền công nghệ thông tin thế giới, Ấn Độ vẫn có tỷ lệ tiếp cận Internet khiếm tốn. Đó cũng là trở ngại khi so với nhiều quốc gia khác, như Anh trong giai đoạn cách ly do Covid-19, phụ nữ mang thai ngoài ý muốn có thể được tư vấn qua nhiều hình thức trực tuyến để có biện pháp xử lý an toàn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm